Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm trong vụ án hình sự được quy định như thế nào?
Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm trong vụ án hình sự quy định tại Điều 11 Thông tư liên tịch 17/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn về đặt tiền để bảo đảm theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 do Bộ Tư pháp - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Toà án nhân dân tối cao ban hành cụ thể như sau:
1. Trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự:
Trong thời hạn hai ngày làm việc, kể từ khi nhận được liên giấy nộp tiền vào tài khoản tạm giữ hoặc biên bản về việc nộp tiền quy định tại Điều 10 của Thông tư liên tịch này, Cơ quan điều tra đang tiến hành tố tụng đối với vụ án ra quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm đối với bị can và gửi đến Viện kiểm sát cùng cấp đề nghị phê chuẩn.
Trong thời hạn hai ngày làm việc, kể từ khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm, công văn đề nghị phê chuẩn và hồ sơ, tài liệu có liên quan, Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm; trường hợp không phê chuẩn phải nêu rõ lý do.
Khi ra quyết định phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm, Viện kiểm sát phải quyết định thay thế biện pháp ngăn chặn (hủy bỏ biện pháp tạm giam, thay thế bằng biện pháp đặt tiền để bảo đảm) và gửi ngay quyết định đó đến cơ sở đang giam giữ bị can để thi hành.
Trường hợp Viện kiểm sát không phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm thì Cơ quan điều tra ra quyết định huỷ bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm và thông báo ngay cho bị can, bị cáo, người được ủy quyền và người đại diện hợp pháp của họ biết.
2. Trong giai đoạn truy tố, xét xử:
Trong thời hạn hai ngày làm việc, kể từ khi nhận được liên giấy nộp tiền vào tài khoản tạm giữ hoặc biên bản về việc nộp tiền quy định tại Điều 10 của Thông tư liên tịch này, Viện kiểm sát, Tòa án phải ra quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm.
Khi ra quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm, Viện kiểm sát, Tòa án phải quyết định thay thế biện pháp ngăn chặn (hủy bỏ biện pháp tạm giam, thay thế bằng biện pháp đặt tiền để bảo đảm) và gửi ngay quyết định đó đến cơ sở đang giam giữ bị can, bị cáo để thi hành.
3. Quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm và quyết định của Viện kiểm sát phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm (trong giai đoạn điều tra) phải được giao cho bị can, bị cáo thông qua cơ sở giam giữ, người được bị can, bị cáo uỷ quyền, người đại diện hợp pháp của họ, đồng thời, gửi cho cơ quan là chủ tài khoản tạm giữ.
Trên đây là phần tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm trong vụ án hình sự . Để tìm hiểu rõ hơn, vui lòng xem thêm tại Thông tư liên tịch 17/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Tỉnh Đắk Lắk có bao nhiêu thành phố, thị xã, huyện? Tỉnh Đắk Lắk giáp với tỉnh nào?
- Kỳ kế toán năm 2024 kéo dài bao lâu? Ngày cuối của kỳ kế toán năm 2024 là ngày bao nhiêu?