Đối tượng vệ sinh, khử trùng tiêu độc trong thú y
Đối tượng vệ sinh, khử trùng tiêu độc trong thú y được quy định tại Mục 3 Phụ lục 08 Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành gồm:
3.1. Cơ sở chăn nuôi động vật tập trung.
3.2. Hộ gia đình có chăn nuôi động vật.
3.3. Cơ sở ấp nở gia cầm, thủy cầm.
3.4. Cơ sở giết mổ động vật.
3.5. Cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật.
3.6. Chợ buôn bán động vật sống và sản phẩm động vật ở dạng tươi sống.
3.7. Địa điểm thu gom động vật sống và sản phẩm động vật để buôn bán, kinh doanh, nơi cách ly kiểm dịch động vật.
3.8. Khu vực chôn lấp, xử lý, tiêu hủy động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh; khu vực thu gom, xử lý chất thải của động vật.
3.9. Trạm, chốt kiểm dịch động vật, chốt kiểm soát ổ dịch.
3.10. Phương tiện vận chuyển động vật và sản phẩm động vật.
Căn cứ đặc điểm cụ thể của địa phương, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định khu vực có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao cần phải vệ sinh, khử trùng tiêu độc.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về đối tượng vệ sinh, khử trùng tiêu độc trong thú y. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?