Trình tự thực hiện các biện pháp bảo vệ trong hoạt động tố tụng được quy đinh như thế nào?
Trình tự thực hiện các biện pháp bảo vệ trong hoạt động tố tụng được quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch 13/2013/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn thực hiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại và người thân thích của họ trong tố tụng hình sự do Bộ trưởng Bộ Công an - Bộ Quốc Phòng - Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành cụ thể như sau:
1. Khi nhận được thông tin về yêu cầu cần bảo vệ, cơ quan có trách nhiệm bảo vệ phải khẩn trương thu thập các tài liệu cần thiết, kiểm tra tính xác thực của nguồn tin, căn cứ về việc đã hoặc sẽ bị xâm hại của tội phạm đối với người được bảo vệ, mức độ nguy hiểm thực tế đe dọa người được bảo vệ, xác định phạm vi và đối tượng cần bảo vệ; dự kiến biện pháp bảo vệ để bảo đảm an toàn cho người được bảo vệ và yêu cầu hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Trường hợp xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ, phải giải thích cho cơ quan, người có yêu cầu biết và hướng dẫn cách khắc phục bằng biện pháp khác.
2. Trong trường hợp cấp bách cần ngăn chặn ngay các hành vi đe dọa đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của người được bảo vệ thì cơ quan có trách nhiệm bảo vệ phải áp dụng ngay các biện pháp bảo vệ cần thiết như cử ngay lực lượng bảo vệ đến nơi ở, nơi làm việc, học tập của người được bảo vệ hoặc tạm thời đưa người được bảo vệ đến nơi an toàn.
3. Trước khi quyết định các biện pháp bảo vệ, nếu xét thấy cần thiết phải huy động nhiều lực lượng, phương tiện, biện pháp để bảo vệ và trong trường hợp có nhiều yêu cầu phức tạp hoặc trong các vụ án tội phạm có tổ chức, tội phạm ma túy, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm tham nhũng nghiêm trọng, Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong Công an nhân dân báo cáo xin ý kiến của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (nếu ở địa phương) hoặc Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm, Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II (nếu ở Bộ Công an). Trường hợp đặc biệt phải báo cáo xin ý kiến của lãnh đạo Bộ Công an. Đối với Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong Quân đội nhân dân thì xin ý kiến của Thủ trưởng cấp quân khu (nếu vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra hình sự khu vực hoặc cơ quan điều tra hình sự, cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương) hoặc Thủ trưởng Bộ Quốc phòng (nếu vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra hình sự, cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng).
4. Trong quá trình thực hiện các biện pháp bảo vệ, nếu nảy sinh các yêu cầu bảo vệ mới phải huy động thêm phương tiện, lực lượng bảo vệ... thì cơ quan quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ ra quyết định bổ sung áp dụng biện pháp bảo vệ. Quyết định này được gửi tới các đơn vị có trách nhiệm thực hiện việc bảo vệ, đồng thời thông báo cho người được bảo vệ biết.
5. Khi căn cứ về việc đã hoặc sẽ bị xâm hại đối với người được bảo vệ không còn thì người ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ phải có quyết định chấm dứt áp dụng các biện pháp bảo vệ bằng văn bản và thông báo cho các cơ quan đơn vị, cá nhân có liên quan được biết.
Trên đây là phần tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trình tự thực hiện các biện pháp bảo vệ trong hoạt động tố tụng . Để tìm hiểu rõ hơn, vui lòng xem thêm tại Thông tư liên tịch 13/2013/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?