Trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm
1. Bố trí người có đủ thẩm quyền đại diện cho cơ sở để làm việc với Đoàn kiểm tra.
2. Tạo điều kiện cho Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra, lấy mẫu tại hiện trường; cung cấp đầy đủ thông tin, mẫu vật, hồ sơ, tài liệu có liên quan theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra.
3. Khắc phục đầy đủ sai lỗi đã nêu trong Biên bản kiểm tra và gửi báo cáo bằng văn bản về Cơ quan kiểm tra theo đúng thời hạn nêu trong biên bản kiểm tra.
4. Niêm yết công khai biên bản kiểm tra tại cơ sở sản xuất.
5. Nộp phí, lệ phí kiểm tra, chứng nhận theo quy định.
6. Thu hồi, xử lý sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định.
7. Được quyền khiếu nại với Cơ quan kiểm tra trong trường hợp không nhất trí với kết quả kiểm tra của Đoàn kiểm tra.
8. Thông báo cho cơ quan kiểm tra trong trường hợp dừng sản xuất, kinh doanh, giải thể, thay đổi địa điểm sản xuất, thay đổi điều kiện sản xuất hoặc thay đổi chủ sở hữu.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?