Thủ tục chuyển tiếp điều trị đối với trường hợp người bệnh không thể đến cơ sở điều trị Methadone để uống thuốc

Thủ tục chuyển tiếp điều trị đối với trường hợp người bệnh không thể đến cơ sở điều trị Methadone để uống thuốc được quy định ra sao? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Em là Lan Trinh, sinh viên năm thứ 3 trường Đại học Dược Hà Nội. Trong học kỳ này, em được tìm hiểu về việc sử dụng thuốc Methadone trong các cơ sở cai nghiện. Tuy nhiên, một vài vấn đề em chưa nắm rõ. Anh chị cho em hỏi, theo quy định pháp luật hiện hành, đối với trường hợp người bệnh không thể đến cơ sở điều trị Methadone để uống thuốc thì thủ tục chuyển tiếp điều trị được tiến hành như thế nào? Nội dung này do văn bản nào điều chỉnh? Mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Cảm ơn anh chị rất nhiều! Nguyễn Ngọc Lan Trinh (trinhnguyen***@yahoo.com)

Thủ tục chuyển tiếp điều trị đối với trường hợp người bệnh không thể đến cơ sở điều trị Methadone để uống thuốc được quy định tại Khoản 4 Điều 15 Thông tư 14/2015/TT-BYT về Quản lý thuốc Methadone. Theo đó, trường hợp người bệnh ở nhà, không thể đến cơ sở điều trị Methadone để uống thuốc Methadone hằng ngày:

a) Người bệnh làm Đơn đề nghị được cấp thuốc Methadone tại nhà theo mẫu số 2 Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này và gửi cơ sở điều trị Methadone;

b) Trường hợp cơ sở điều trị Methadone có đủ người thực hiện việc chuyển thuốc Methadone cho người bệnh thì tiến hành xác minh tình trạng sức khỏe của người bệnh để quyết định việc cấp phát thuốc Methadone cho người bệnh tại nhà;

c) Trường hợp người bệnh không có chống chỉ định, bác sỹ điều trị kê đơn thuốc Methadone cho người bệnh theo quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 13 Thông tư này;

d) Căn cứ đơn thuốc của bác sỹ điều trị, nhân viên cấp phát thuốc của cơ sở điều trị Methadone có trách nhiệm thực hiện quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều này;

đ) Người giao thuốc Methadone có trách nhiệm mang các giấy tờ quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều này khi chuyển thuốc Methadone cho người bệnh;

e) Người giao thuốc trực tiếp chuyển thuốc Methadone và theo dõi việc uống thuốc Methadone của người bệnh, ký vào Phiếu theo dõi điều trị Methadone cùng người bệnh;

g) Sau khi người bệnh kết thúc quá trình điều trị tại nhà, cơ sở điều trị Methadone tiếp tục điều trị cho người bệnh theo quy định hiện hành.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thủ tục chuyển tiếp điều trị đối với trường hợp người bệnh không thể đến cơ sở điều trị Methadone để uống thuốcĐể hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 06/2014/TT-TTCP.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
201 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào