Thể thức, kỹ thuật trình bày thông tư liên tịch do Bộ Công an chủ trì về an ninh trật tự được quy định thế nào?

Thể thức, kỹ thuật trình bày thông tư liên tịch do Bộ Công an chủ trì về an ninh trật tự được quy định ra sao? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Gần đây, do nhu cầu công việc, tôi có nghiên cứu về vấn đề soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về an ninh trật tự. Tuy nhiên, một vài điểm tôi chưa nắm rõ. Tôi muốn biết, pháp luật hiện hành quy định ra sao về thể thức, kỹ thuật trình bày thông tư liên tịch do Bộ Công an chủ trì về an ninh trật tự? Văn bản nào điều chỉnh nội dung này? Rất mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Phạm Việt Anh (anhpham***@gmail.com)

Thể thức, kỹ thuật trình bày thông tư liên tịch do Bộ Công an chủ trì về an ninh trật tự được quy định tại Điều 45 Thông tư 66/2011/TT-BCA quy định về xây dựng, ban hành, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong Công an nhân dân. Cụ thể như sau:

1. Thể thức và kỹ thuật trình bày thông tư của Bộ trưởng, thông tư liên tịch do Bộ Công an chủ trì thực hiện theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nghị định số 24/2009/NĐ-CP các văn bản có liên quan và quy định cụ thể sau đây:

a) Ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt, phải chính xác, phổ thông, rõ ràng, dễ hiểu;

b) Phải quy định trực tiếp nội dung cần điều chỉnh, không quy định chung chung, không quy định lại các nội dung đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khác;

c) Thông tư, thông tư liên tịch có phạm vi điều chỉnh rộng được bố cục theo chương, mục, điều, khoản, điểm hoặc chương, điều, khoản, điểm; thông tư, thông tư liên tịch có phạm vi điều chỉnh hẹp thì bố cục theo điều, khoản, điểm. Các phần, chương, mục, điều phải có tiêu đề. Không quy định chương riêng về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm nếu không có nội dung mới;

d) Thông tư viết tắt là TT. Thông tư liên tịch viết tắt là TTLT. Đối với tên của các cơ quan liên tịch thì viết tắt bằng chữ in hoa tên của cơ quan chủ trì soạn thảo; tên viết tắt bằng chữ in hoa tên của từng cơ quan tham gia ban hành văn bản liên tịch theo thứ tự chữ cái tiếng Việt; tên của bộ, cơ quan ngang bộ có liên từ “và” thì không viết tắt liên từ đó.

đ) Số, ký hiệu của thông tư, thông tư liên tịch được sắp xếp theo thứ tự như sau: “số thứ tự của văn bản/năm ban hành (ghi đầy đủ số của năm)/tên viết tắt của văn bản - tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản”. Thông tư liên tịch do Bộ chủ trì được đánh số thứ tự theo số thông tư của Bộ. Ví dụ: Thông tư số 03 của Bộ trưởng Bộ Công an ngày 16 tháng 3 năm 2010 do Vụ Pháp chế chủ trì soạn thảo có số, ký hiệu là: số 03/2010/TT-BCA; Thông tư liên tịch số 02 của Bộ Công an và Bộ Tài chính ngày 20 tháng 7 năm 2010 có số và ký hiệu là: số 02/2010/TTLT-BCA-BTC.

e) Thông tư, thông tư liên tịch phải được đánh số thứ tự bắt đầu từ số đầu tiên (01) theo năm ban hành và có ký hiệu riêng. Thông tư, thông tư liên tịch do Bộ trưởng ký ban hành hoặc do Thứ trưởng ký theo ủy quyền của Bộ trưởng phải lấy số tại Văn phòng Bộ, đồng gửi lưu tại Văn phòng Bộ, Vụ Pháp chế và cơ quan chủ trì soạn thảo.

g) Thông tư, thông tư liên tịch phải được ban hành đúng thể thức, bảo đảm đầy đủ các yếu tố sau; quốc hiệu; tên cơ quan ban hành văn bản; số và ký hiệu văn bản; địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản; tên loại văn bản, trích yếu nội dung văn bản; nội dung văn bản; chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền; dấu của cơ quan ban hành văn bản; nơi nhận.

2. Thông tư do Bộ trưởng ký ban hành phải ghi rõ cấp bậc hàm của Bộ trưởng. Trường hợp Bộ trưởng phân cấp hoặc ủy quyền cho các đồng chí Thứ trưởng ký thì phải ghi rõ cấp bậc hàm của đồng chí Thứ trưởng ký văn bản đó.

3. Thông tư Bộ trưởng ký ban hành được sao gửi Công an các đơn vị, địa phương; các cơ quan, tổ chức có liên quan và gửi đăng Công báo theo quy định (trừ các văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước và quy định thuộc nội bộ Công an nhân dân). Chậm nhất 2 (hai) ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành, cơ quan chủ trì soạn thảo phải sao gửi văn bản đã ban hành đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thể thức, kỹ thuật trình bày thông tư liên tịch do Bộ Công an chủ trì trong lĩnh vực an ninh trật tự. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 66/2011/TT-BCA .

Trân trọng!

 

Bộ Công an
Hỏi đáp mới nhất về Bộ Công an
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn chức danh Bộ trưởng Bộ Công an theo quy định năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Công an tuyển dụng cán bộ năm 2024? Hồ sơ đăng ký dự tuyển gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Công an chính thức có trang thông tin trên Facebook vào ngày 31/10?
Hỏi đáp Pháp luật
Kênh cung cấp thông tin của đơn vị trực thuộc Bộ, Công an cấp tỉnh trên môi trường mạng là những kênh nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Website Cổng thông tin điện tử Bộ Công an có tên miền là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Công an có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân?
Hỏi đáp pháp luật
Bộ Công an trả lời về việc xét tuyển vào Học viện CSND
Hỏi đáp pháp luật
Viện Khoa học hình sự thuộc Bộ Công An có chức năng, nhiệm vụ gì?
Hỏi đáp pháp luật
Chế độ với Cán bộ công an đã xuất ngũ
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục trả lại con dấu do Bộ Công An cấp
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bộ Công an
Thư Viện Pháp Luật
215 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bộ Công an

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bộ Công an

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào