Trách nhiệm xử lý tổn thất tài sản sau kiểm kê tài sản của Công ty mẹ Tập đoàn dầu khí Việt Nam được quy định như thế nào?

Trách nhiệm xử lý tổn thất tài sản sau kiểm kê tài sản của Công ty mẹ - Tập đoàn dầu khí Việt Nam được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Em tên là Diệu Đình, là sinh viên ngành Kế toán, trường đại học Kinh tế - Luật. Em hiện đang học môn học về pháp luật trong hoạt động dầu khí. Trong quá trình tìm hiểu về môn học, em gặp nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực này. Vì vậy, em có vài câu hỏi mong Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp em. Cụ thể, xin anh/chị Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp cho em biết trách nhiệm xử lý tổn thất tài sản sau kiểm kê tài sản của Công ty mẹ - Tập đoàn dầu khí Việt Nam được quy định như thế nào? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Em xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (thonla***@***)

Trách nhiệm xử lý tổn thất tài sản sau kiểm kê tài sản của Công ty mẹ - Tập đoàn dầu khí Việt Nam được quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 16 Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ – Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 06/2015/NĐ-CP về Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cụ thể như sau:

- Xử lý tổn thất tài sản sau kiểm kê:

Tổn thất về tài sản là tài sản bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng, kém hoặc mất phẩm chất, lạc hậu kỹ thuật, tồn kho, ứ đọng trong kiểm kê định kỳ và kiểm kê đột xuất. Công ty mẹ phải xác định giá trị đã bị tổn thất, nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý như sau:

- Nếu nguyên nhân do chủ quan thì người gây ra tổn thất phải bồi thường. Hội đồng thành viên quyết định mức bồi thường theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về việc đã quyết định.

- Tài sản đã mua bảo hiểm nếu tổn thất thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm.

- Giá trị tài sản tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, của tổ chức bảo hiểm nếu thiếu được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

- Những trường hợp đặc biệt do thiên tai hoặc do nguyên nhân bất khả kháng gây thiệt hại nghiêm trọng, Công ty mẹ không thể tự khắc phục được thì Hội đồng thành viên Công ty mẹ lập phương án xử lý tổn thất trình Thủ tướng Chính phủ và gửi Bộ Công Thương, Bộ Tài chính. Sau khi có ý kiến của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc xử lý tổn thất theo thẩm quyền.

- Công ty mẹ có trách nhiệm xử lý kịp thời các khoản tổn thất tài sản, trường hợp để các khoản tổn thất tài sản không được xử lý thì Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Công ty mẹ chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu như trường hợp báo cáo không trung thực tình hình tài chính doanh nghiệp.

Trên đây là phần tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm xử lý tổn thất tài sản sau kiểm kê tài sản của Công ty mẹ - Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Để tìm hiểu rõ hơn, vui lòng xem thêm tại Nghị định 06/2015/NĐ-CP

Trân trọng!

 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
742 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào