Nội dung mô tả phần đọc thư từ, văn bản giao dịch của Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài được quy định thế nào?

Nội dung mô tả phần đọc thư từ, văn bản giao dịch của Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài được quy định thế nào? Chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Em là sinh viên trường Đại học ngoại ngữ Huế. Gần đây, em đang tìm hiểu về cách thức dạy và học tiếng Việt cho người nước ngoài. Anh chị cho em hỏi pháp luật hiện hành quy định nội dung mô tả phần đọc thư từ, văn bản giao dịch của Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài được quy định cụ thể ra sao? Em có thể tham khảo thêm nội dung này ở văn bản nào? Rất mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Em xin cảm ơn!  Nguyễn Hồng Nhung (0126****)

Nội dung mô tả phần đọc thư từ, văn bản giao dịch của Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài được quy định tại Điểm 2.2.3, Khoản 2.2, Mục 2, Phần III Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư 17/2015/TT-BGDĐT. Cụ thể như sau: 

Bậc

Mô tả cụ thể

Bậc 1

- Hiểu được các thông điệp ngắn, đơn giản trên bưu thiếp.

- Hiểu được và đi theo đúng các bản chỉ đường đơn giản (ví dụ: đi từ X tới Y).

Bậc 2

- Hiểu được các loại thư từ và văn bản điện tử cơ bản (thư hỏi đáp, đơn đặt hàng, thư xác nhận) về các chủ đề quen thuộc.

- Hiểu được các loại thư từ cá nhân ngắn gọn, đơn giản.

- Hiểu được các quy định (ví dụ: quy định về an toàn) diễn đạt bằng ngôn ngữ đơn giản.

- Hiểu được các hướng dẫn đơn giản sử dụng các thiết bị trong đời sống hằng ngày như điện thoại công cộng.

Bậc 3

- Hiểu được các đoạn mô tả sự kiện, cảm xúc và lời chúc trong các thư từ cá nhân đủ để đáp lại người viết.

- Hiểu được các hướng dẫn sử dụng được viết rõ ràng, mạch lạc cho một thiết bị cụ thể.

Bậc 4

- Đọc được thư từ liên quan đến sở thích của mình và dễ dàng nắm bắt được ý nghĩa cốt yếu.

- Hiểu được các bản hướng dẫn dài, phức tạp thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình, bao gồm cả những chi tiết về điều kiện và cảnh báo, với điều kiện được đọc lại các đoạn khó.

Bậc 5

- Hiểu được các loại thư từ viết bằng tiếng Việt, tuy đôi lúc phải dùng từ điển.

- Hiểu rõ các bản hướng dẫn dài, phức tạp về một loại máy móc hay quy trình mới (kể cả không liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của mình); tuy nhiên, vẫn cần đọc lại các đoạn khó.

Bậc 6

Dễ dàng hiểu được hầu hết các thư từ, văn bản giao dịch gồm cả những thư từ văn bản giao dịch thuộc nội dung chuyên môn được đào tạo.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nội dung mô tả phần đọc thư từ, văn bản giao dịch  của Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 17/2015/TT-BGDĐT.Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
131 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào