Nội dung mô tả sự phù hợp về mặt ngôn ngữ xã hội của Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài

Nội dung mô tả sự phù hợp về mặt ngôn ngữ xã hội của Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài được quy định thế nào? Chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Em là sinh viên khoa ngôn ngữ Anh của trường Đại học Khoa học Huế. Thời gian này, em đang tìm hiểu về cách thức dạy và học tiếng Việt cho người nước ngoài để hoàn thành bài tiểu luận. Anh chị cho em hỏi pháp luật hiện hành quy định nội dung mô tả sự phù hợp về mặt ngôn ngữ xã hội của Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài cụ thể ra sao? Văn bản nào điều chỉnh vấn đề này? Rất mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Em xin cảm ơn! Xuân Hương (0908****)

Nội dung mô tả sự phù hợp về mặt ngôn ngữ xã hội của Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài được quy định tại  Tiết 2.2.3.2, Điểm 2.2.3, Khoản 2.2, Mục 2, Phần III Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư 17/2015/TT-BGDĐT. Cụ thể như sau: 

Bậc

Mô tả cụ thể

Bậc 1

- Sử dụng được một số ít cấu trúc ngữ pháp tương đối đơn giản đã học.

- Sử dụng được các nhóm từ, cách diễn đạt lịch sự đơn giản nhất hằng ngày (như chào hỏi, giới thiệu, mời, cảm ơn, xin lỗi).

Bậc 2

- Sử dụng được nhiều cấu trúc ngữ pháp đơn giản đã học.

- Sử dụng được một số cách nói lịch sự có dùng từ xin, vâng, dạ, ạ.

- Sử dụng được một số cách diễn đạt phù hợp liên quan đến các chủ đề hằng ngày.

- Có khả năng giao tiếp phù hợp với tình huống đơn giản trong gia đình, lớp học, công việc thông thường.

Bậc 3

- Sử dụng được tương đối chính xác vốn từ vựng, ngữ pháp căn bản nhưng còn gặp khó khăn khi cố gắng diễn đạt những suy nghĩ phức tạp hoặc những chủ đề, tình huống không quen thuộc.

- Giao tiếp được trong nhiều tình huống thông thường, sử dụng ngôn ngữ phù hợp.

- Sử dụng tương đối chính xác những cách nói lịch sự và có cách ứng đáp phù hợp với tình huống giao tiếp hằng ngày ở trường và nơi làm việc.

Bậc 4

- Sử dụng tốt vốn từ vựng, cấu trúc ngữ pháp tương đối phức tạp trong giao tiếp; nhưng đôi khi vẫn cần hỗ trợ lựa chọn từ ngữ phù hợp.

- Diễn đạt được ý của mình một cách tự tin, rõ ràng và lịch sự bằng ngôn ngữ trang trọng cũng như thông tục, phù hợp với tình huống giao tiếp.

Bậc 5

- Sử dụng chính xác, tự tin và hiệu quả cách phát âm, vốn từ vựng rộng, cấu trúc ngữ pháp phức tạp trong giao tiếp; tuy nhiên đôi khi vẫn phải ngừng câu, chuyển ý và tìm cách diễn đạt khác.

- Nhận diện được nhiều cách diễn đạt kiểu thành ngữ hoặc thông tục, cảm nhận được những thay đổi về cách giao tiếp; tuy nhiên đôi khi vẫn phải hỏi lại các chi tiết, đặc biệt khi nghe giọng không quen, tốc độ nhanh.

Bậc 6

- Sử dụng được chính xác, phù hợp và hiệu quả cách phát âm, từ vựng rất rộng và nhiều cấu trúc ngữ pháp khó trong giao tiếp theo lối nói tự nhiên của người Việt.

- Sử dụng được cách diễn đạt bằng thành ngữ hoặc lối nói thông tục và phân biệt được các cấp độ nghĩa.

- Cảm thụ được các tác động về mặt ngôn ngữ - xã hội và văn hóa - xã hội của người Việt.

- Hiểu, nắm bắt được những khác biệt về mặt văn hóa - xã hội và ngôn ngữ - văn hóa của người Việt.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nội dung mô tả sự phù hợp về mặt ngôn ngữ xã hội của Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 17/2015/TT-BGDĐT.

Trân trọng!

 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
228 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào