Việc ký kết thỏa thuận khung về mua sắm tập trung tài sản Nhà nước được quy định như thế nào?

Việc ký kết thỏa thuận khung về mua sắm tập trung tài sản Nhà nước được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên Lê Thanh Nghị, là cán bộ hưu trí tại Năm Căn – Cà Mau. Trong thời gian qua, nhờ đọc các thông tin trên báo chí, tôi thấy tình trạng sử dụng công quỹ không hợp lý đang diễn ra gây lãng phí cho ngân sách Nhà nước. Bởi vậy, Chính phủ đã quyết định hình thành cơ chế mua sắm tập trung nhằm tránh tình trạng lãnh phí. Tôi có nghe được để thực hiện quy trình này, hằng năm các cơ quan Nhà nước lập văn bản đăng ký mua tập trung, sau đó mời thầu, và phương án mời thầu phải được phế duyệt. Trong đó, có hai hình thức mua sắm là mua sắm tập trung theo cách thức ký thỏa thuận khung và mua sắm tập trung theo cách thức ký hợp đồng trực tiếp. Tôi muốn hỏi Ban biên tập Thư Ký Luật việc ký kết thỏa thuận khung về mua sắm tập trung tài sản Nhà nước được pháp luật quy định như thế nào? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. hantoa***@***

Việc ký kết thỏa thuận khung về mua sắm tập trung tài sản Nhà nước quy định tại Điều 11 Thông tư 35/2016/TT-BTC hướng dẫn việc mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành cụ thể như sau:

1. Thỏa thuận khung về mua sắm tập trung được ký kết giữa đơn vị mua sắm tập trung và nhà thầu cung cấp tài sản được lựa chọn.

2. Thỏa thuận khung về mua sắm tập trung được lập thành văn bản theo Mẫu số 03/TTK/MSTT ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Đơn vị mua sắm tập trung có trách nhiệm:

a) Đăng tải danh sách các nhà thầu được lựa chọn, thỏa thuận khung ký kết giữa nhà thầu và Đơn vị mua sắm tập trung, tài liệu mô tả chi Tiết từng tài sản (tên, tiêu chuẩn kỹ thuật, đơn giá, màu sắc, xuất xứ); mẫu hợp đồng mua sắm với từng loại tài sản trên Trang thông tin về tài sản nhà nước của Bộ Tài chính (đối với tất cả các gói thầu mua sắm tập trung) và Cổng thông tin điện tử của Bộ, cơ quan trung ương và tỉnh (đối với các gói thầu mua sắm tập trung của Bộ, cơ quan trung ương và địa phương);

b) Thông báo bằng hình thức văn bản đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp gửi nhu cầu mua sắm tập trung về đơn vị mua sắm tập trung, cụ thể:

- Đơn vị mua sắm tập trung quốc gia gửi thông báo đến các Bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh;

- Đơn vị mua sắm tập trung của Bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh gửi thông báo đến các đơn vị đầu mối đăng ký mua sắm tập trung.

4. Trên cơ sở thông báo bằng văn bản của đơn vị mua sắm tập trung theo quy định nêu trên, các Bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh, các đơn vị đầu mối đăng ký mua sắm tập trung thông báo cho cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản biết để ký hợp đồng mua sắm tài sản.

Trên đây là phần tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc ký kết thỏa thuận khung về mua sắm tập trung tài sản Nhà nước. Để tìm hiểu rõ hơn, vui lòng xem thêm tại Thông tư 35/2016/TT-BTC.

Trân trọng!

 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
177 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào