Thời gian thực hành chuyên môn về dược đối với người có trình độ chuyên khoa sau đại học được quy định thế nào?
Thời gian thực hành chuyên môn về dược đối với người có trình độ chuyên khoa sau đại học được quy định tại Điều 21 Nghị định 54/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật dược do Chính phủ ban hành như sau:
1. Người có trình độ chuyên khoa sau đại học là người có một trong các bằng sau:
a) Thạc sỹ dược, y, y học cổ truyền, hóa học, sinh học (sau đây gọi tắt là thạc sỹ);
b) Tiến sỹ dược, y, y học cổ truyền, hóa học, sinh học (sau đây gọi tắt là tiến sỹ);
c) Chuyên khoa I hoặc chuyên khoa II theo hệ đào tạo chuyên khoa sau đại học theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Thời gian thực hành chuyên môn đối với người có trình độ chuyên khoa sau đại học được quy định tương ứng với từng phạm vi hành nghề như sau:
a) Người có trình độ chuyên khoa sau đại học về bào chế, công nghiệp dược, kiểm nghiệm thuốc được giảm thời gian thực hành đối với phạm vi hành nghề là người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược, người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc, người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cụ thể:
- 06 tháng nếu có bằng thạc sỹ hoặc chuyên khoa I;
- 01 năm nếu có bằng tiến sỹ hoặc chuyên khoa II.
b) Người có trình độ chuyên khoa sau đại học về dược lý, dược lâm sàng được giảm thời gian thực hành đối với phạm vi hành nghề là người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học, cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng, cơ sở bán lẻ thuốc, người phụ trách dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cụ thể:
- 06 tháng nếu có bằng thạc sỹ hoặc chuyên khoa I;
- 01 năm nếu có bằng tiến sỹ hoặc chuyên khoa II.
c) Người có trình độ chuyên khoa sau đại học về dược liệu, dược cổ truyền, y học cổ truyền được giảm thời gian thực hành đối với phạm vi hành nghề là người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở chuyên kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyền, người phụ trách dược lâm sàng của cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, cụ thể:
- 06 tháng nếu có bằng thạc sỹ hoặc chuyên khoa I;
- 01 năm nếu có bằng tiến sỹ hoặc chuyên khoa II.
d) Người có trình độ chuyên khoa sau đại học về truyền nhiễm, vi sinh, y tế dự phòng được giảm thời gian thực hành đối với phạm vi hành nghề là người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở bán buôn, kinh doanh dịch vụ bảo quản vắc xin, sinh phẩm y tế, cụ thể:
- 06 tháng nếu có bằng thạc sỹ hoặc chuyên khoa I;
- 01 năm nếu có bằng tiến sỹ hoặc chuyên khoa II.
đ) Người có trình độ chuyên khoa sau đại học về tổ chức kinh tế dược hoặc tổ chức quản lý dược được giảm thời gian thực hành đối với phạm vi hành nghề là người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở bán buôn thuốc, bán lẻ thuốc hóa dược (trừ tủ thuốc trạm y tế xã), kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, cụ thể:
- 06 tháng nếu có bằng thạc sỹ hoặc chuyên khoa I;
- 01 năm nếu có bằng tiến sỹ hoặc chuyên khoa II.
e) Người có trình độ chuyên khoa sau đại học về tổ chức kinh tế dược hoặc tổ chức quản lý dược được giảm thời gian thực hành đối với phạm vi hành nghề là người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, dược liệu, tủ thuốc trạm y tế xã, cụ thể:
- 03 tháng nếu có bằng thạc sỹ hoặc chuyên khoa I;
- 06 tháng nếu có bằng tiến sỹ hoặc chuyên khoa II.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thời gian thực hành chuyên môn về dược đối với người có trình độ chuyên khoa sau đại học. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 54/2017/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?
- Trước khi trở thành Quân đội nhân dân Việt Nam, tổ chức tiền thân được gọi là gì? Ai là người đặt tên cho Quân đội nhân dân Việt Nam?
- Những nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân là gì?
- Bộ GDĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025? Xem toàn bộ Dự thảo tại đâu?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm phát triển: “Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và....' gì?