Chứng chỉ sư phạm hạng cao có thay thế được hạng thấp hơn?
Triển khai thực hiện Luật Viên chức, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28/11/2014 quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập; Thông tư liên tịch 28/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 6/11/2015 hướng dẫn thực hiện bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.
Theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch 28/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, trường hợp viên chức giảng dạy đang hưởng các mã ngạch giảng viên (15.109; 15.110; 15.111), việc chuyển xếp được thực hiện một cách cơ học không yêu cầu thêm bất cứ điều kiện gì để đảm bảo chế độ cho đội ngũ (trừ trường hợp viên chức giảng dạy được công nhận hoặc bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư).
Viên chức được bổ nhiệm vào các ngạch viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch 28/2015/TTLT-BGDĐT-BNV được cơ quan có thẩm quyền quản lý, sử dụng viên chức có trách nhiệm tạo điều kiện để bổ sung những tiêu chuẩn còn thiếu của chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy được bổ nhiệm.
Ngày 16/5/2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I) theo Quyết định số 1611/QĐ-BGDĐT, giảng viên chính (hạng II) theo Quyết định 1612/QĐ-BGDĐT, giảng viên (hạng III) theo Quyết định 1613/QĐ-BGDĐT.
Mục tiêu của Chương trình bồi dưỡng giúp học viên nâng cao được năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phát triển năng lực nghề nghiệp và thực hiện tốt các nhiệm vụ của viên chức giảng dạy, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hiện giữ và các chức danh nghề nghiệp cao hơn đối với giảng viên có nhu cầu thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Mặt khác mỗi Chương trình bồi dưỡng có quy định cụ thể về đối tượng bồi dưỡng. Giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học công lập đang giữ chức danh nghề nghiệp ở hạng nào thì phải được bồi dưỡng theo Chương trình bồi dưỡng đối với chức danh nghề nghiệp đang giữ và có lộ trình tham gia bồi dưỡng Chương trình bồi dưỡng đối với chức danh nghề nghiệp đang giữ và có lộ trình tham gia bồi dưỡng Chương trình bồi dưỡng ở chức danh nghề nghiệp cao hơn để thăng hạng chức danh nghề nghiệp (nếu có).
Vì vậy, Chứng chỉ bồi dưỡng ở các bậc cao hơn không thay thế được Chứng chỉ bồi dưỡng ở các bậc thấp hơn. Việc cử giảng viên tham dự các khóa bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cần phải căn cứ vào tiêu chuẩn quy định tại Thông tư liên tịch 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV và quy định cụ thể về đối tượng bồi dưỡng tại các Chương trình bồi dưỡng tương ứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Mẫu biên bản bàn giao dữ liệu đất đai áp dụng từ 10/1/2025?
- Cơ cấu giải Học sinh giỏi quốc gia 2024 - 2025 như thế nào?
- Không thực hiện cảnh báo về việc xả lũ hồ chứa thủy điện có bị phạt không?
- Mẫu bảng thống kê phân loại thửa đất và hướng dẫn cách ghi theo Thông tư 25?