Đồng tiền cho vay lại được quy định ra sao?

Đồng tiền cho vay lại được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi là Như Phương, công tác tại Nha Trang, Khánh Hòa. Hiện nay tôi đang làm bài báo cáo có nội dung liên quan đến đồng tiền cho vay lại. Để bổ sung căn cứ pháp lý cho bài viết của mình, tôi muốn hỏi đồng tiền cho vay lại được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (phuong***@gmail.com)  

Đồng tiền cho vay lại được quy định tại Điều 4 Nghị định 78/2010/NĐ-CP về cho vay lại nguồn vốn vay của nước ngoài của Chính phủ (Khoản 3 của Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 2 Điều 18 Nghị định 52/2017/NĐ-CP ) như sau: 

1. Cho vay lại vốn vay ODA: người vay lại có thể lựa chọn đồng tiền vay lại là Đồng Việt Nam hoặc bằng ngoại tệ gốc vay nước ngoài tùy theo yêu cầu sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ. Người vay lại không được chuyển đổi đồng tiền vay lại sau khi đã ký thỏa thuận cho vay lại. Tỷ giá quy đổi từ ngoại tệ sang Đồng Việt Nam trong trường hợp nhận vay lại bằng Đồng Việt Nam được xác định như sau:

a) Trường hợp rút vốn vay nước ngoài bằng ngoại tệ sau đó bán thu tiền Đồng Việt Nam, tỷ giá quy đổi là tỷ giá mua vào đồng ngoại tệ tương ứng của ngân hàng phục vụ vào thời điểm rút vốn vay nước ngoài.

b) Trường hợp rút vốn vay nước ngoài bằng ngoại tệ theo hình thức tài khoản đặc biệt, tài khoản tạm ứng sử dụng cho một chương trình, dự án, tỷ giá quy đổi là tỷ giá mua vào đồng ngoại tệ tương ứng của ngân hàng phục vụ vào thời điểm rút vốn vay nước ngoài.

c) Trường hợp rút vốn vay nước ngoài bằng ngoại tệ theo hình thức tài khoản đặc biệt, tài khoản tạm ứng cho nhiều chương trình, dự án sử dụng chung một tài khoản, tỷ giá quy đổi là tỷ giá mua vào đồng ngoại tệ tương ứng của ngân hàng phục vụ vào thời điểm rút tiền từ tài khoản.

d) Trường hợp rút vốn vay nước ngoài bằng ngoại tệ để thanh toán trực tiếp cho nhà thầu, nhà cung cấp, tỷ giá quy đổi là tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính công bố vào thời điểm rút vốn vay nước ngoài.

2. Cho vay lại vốn vay thương mại, vay ưu đãi nước ngoài: người vay lại nhận nợ bằng ngoại tệ gốc vay nước ngoài, trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về đồng tiền cho vay lại. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 78/2010/NĐ-CP.

Trân trọng! 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

222 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào