Làm sao để giải tỏa giấy tờ có giá cầm cố
Giải tỏa giấy tờ có giá cầm cố quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 15 Thông tư 04/2016/TT-NHNN quy định việc lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cụ thể như sau:
3. Để giải tỏa giấy tờ có giá cầm cố, thành viên gửi Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) đề nghị hoàn trả giấy tờ có giá cầm cố. Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) kiểm tra việc hoàn thành các nghĩa vụ của thành viên đối với Ngân hàng Nhà nước trên hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Trường hợp thành viên đã hoàn thành nghĩa vụ, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) tiến hành các thủ tục hoàn trả giấy tờ có giá cho thành viên.
4. Trường hợp thành viên chưa hoàn thành các nghĩa vụ đối với Ngân hàng Nhà nước trên hệ thốngthanh toán điện tử liên ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) tạm phong tỏa giấy tờ có giá hiện đang sử dụng cho các nghĩa vụ này. Việc xử lý đối với các thành viên chưa hoàn thành nghĩa vụ được thực hiện theo quy định cụ thể của Ngân hàng Nhà nước trong nghiệp vụ cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức thấu chi và cho vay qua đêm, hạn mức nợ ròng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng.
Trên đây là phần tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về vấn đề giải tỏa giấy tờ có giá cầm cố. Để tìm hiểu rõ hơn, vui lòng xem thêm tại Thông tư 04/2016/TT-NHNN.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam có mấy Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký tạm trú từ 10/01/2025?
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở từ 10/1/2025?
- Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?