Trình tự đàm phán hợp đồng BOT?
Vấn đề trình tự đàm phán hợp đồng hợp đồng BOT quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 11 Thông tư 23/2015/TT-BCT về Quy định trình tự, thủ tục đầu tư dự án nhà máy nhiệt điện theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành cụ thể như sau:
Quá trình đàm phán được chia thành 02 vòng, mỗi vòng gồm 03 phiên, mỗi phiên diễn ra tối đa trong ba (03) ngày.
Mỗi vòng đàm phán chỉ kết thúc khi đã đàm phán qua toàn bộ các điều, khoản của hợp đồng. Những nội dung chưa thống nhất, để lại vòng đàm phán tiếp theo.
Trước mỗi vòng đàm phán, Tổng cục Năng lượng gửi dự thảo Hợp đồng BOT, GGU và MOIT’s A&C cho Chủ đầu tư BOT.
Trong thời hạn sáu mươi (60) ngày kể từ ngày nhận được dự thảo, Chủ đầu tư BOT phải gửi Tổng cục Năng lượng ý kiến về nội dung dự thảo Hợp đồng BOT, GGU và MOIT’s A&C. Việc đàm phán chỉ được tiến hành sau ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận được ý kiến của Chủ đầu tư BOT.
Kết thúc mỗi vòng đàm phán, Bộ Công Thương gửi lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan để làm cơ sở cho vòng đàm phán tiếp theo.
Nhóm công tác liên ngành tiếp tục đàm phán với Chủ đầu tư BOT về ý kiến của các Bộ, ngành để hoàn thiện dự thảo Hợp đồng BOT, GGU và MOIT’s A&C.
Trên đây là phần tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về vấn đề trình tự đàm phán hợp đồng hợp đồng BOT. Để tìm hiểu rõ hơn, vui lòng xem thêm tại Thông tư 23/2015/TT-BCT
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu số 02c - Mẫu Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu năm 2025?
- Đất xây dựng công trình xử lý nước thải tại khu vực đô thị và nông thôn có được miễn tiền thuê đất hay không?
- Cây ATM có hoạt động vào dịp tết Nguyên đán 2025 không?
- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới nhất là Luật nào?
- Có bắt buộc phải bố trí chỗ ăn ở cho lao động là người giúp việc gia đình không?