Việc xây dựng kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính được thực hiện như thế nào?
Vấn đề xây dựng kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính được quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 30 Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính. Trong đó, nội dung Khoản 3 được sửa đổi theo Điểm b, Khoản 12 Điều 1 Nghị định 48/2013/NĐ-CP; Khoản 4 được sửa đổi theo Khoản 8 Điều 1 Nghị định 48/2013/NĐ-CP
Cụ thể như sau:
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động xây dựng kế hoạch hàng năm về rà soát, đánh giá thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý, gửi Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính đã được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt đến Bộ Tư pháp trước ngày 31 tháng 01 của năm kế hoạch.
4. Trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, Bộ Tư pháp xây dựng kế hoạch rà soát trọng tâm, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trên đây là phần tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc xây dựng kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính. Để hiểu rõ hơn nội dung này, bạn vui lòng tham khảo thêm Nghị định 63/2010/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có tư cách pháp nhân không? Có được cung cấp dịch vụ về công nghệ thông tin cho tổ chức ngoài ngành?
- Chủ tịch nước có quyền gì trong lĩnh vực tư pháp?
- Chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài như thế nào?
- Xét tuyển sớm là gì? Dự kiến không xét tuyển sớm quá 20% chỉ tiêu từng ngành 2025?
- Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới ngoài khu vực đông dân cư là bao nhiêu?