Nguyên tắc quy định thủ tục hành chính
Các nguyên tắc quy định thủ tục hành chính được quy định tại Điều 7 Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính. Cụ thể, bao gồm:
1. Đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện.
2. Phù hợp với mục tiêu quản lý hành chính nhà nước.
3. Bảo đảm quyền bình đẳng của các đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.
4. Tiết kiệm thời gian và chi phí của cá nhân, tổ chức và cơ quan hành chính nhà nước.
5. Đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả của các quy định về thủ tục hành chính; thủ tục hành chính phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định trên cơ sở bảo đảm tính liên thông giữa các thủ tục hành chính liên quan, thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng, minh bạch, hợp lý; dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của cơ quan nào, cơ quan đó phải có trách nhiệm hoàn chỉnh.
Trên đây là phần tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về các nguyên tắc quy định thủ tục hành chính. Để hiểu rõ hơn nội dung này, bạn vui lòng tham khảo thêm Nghị định 63/2010/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2024, lịch vạn niên 2024, lịch 2024: Đầy đủ cả năm?
- Đi làm khi chưa hết thời gian thai sản có được hưởng tiền dưỡng sức sau sinh không?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được xác định là trở ngại khách quan trong thi hành án dân sự?
- Có phải chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với đất do cơ sở tôn giáo sử dụng không?
- Mẫu báo cáo thành tích chiến sĩ thi đua cơ sở mới nhất năm 2024?