Chế độ báo cáo trong công tác bảo vệ bí mật Nhà nước?
Vấn đề chế độ báo cáo trong công tác bảo vệ bí mật Nhà nước quy định tại Điều 23 Thông tư 161/2014/TT-BTC quy định công tác bảo vệ bí mật nhà nước của ngành Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành cụ thể như sau:
Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ thực hiện nghiêm chỉnh chế độ báo cáo theo các hình thức sau đây:
1. Báo cáo ngay cho các cơ quan có trách nhiệm theo quy định (cơ quan quản lý tài liệu mật, công an) về những việc đột xuất nếu gây phương hại đến bí mật Nhà nước; những hành vi đang hình thành như thông báo, chuyển giao, tiết lộ bí mật Nhà nước dưới mọi hình thức cho người không có phận sự hoặc người nước ngoài biết bí mật Nhà nước. Nội dung báo cáo phải đầy đủ, cụ thể tình tiết của vụ việc; đồng thời tiến hành biện pháp kiểm tra, xác minh, thu hồi, ngăn chặn những tác hại có thể xảy ra thuộc phạm vi quản lý của đơn vị.
2. Báo cáo sơ kết hàng năm, báo cáo tổng kết 5 năm một lần về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước của đơn vị gửi Vụ Pháp chế Bộ để tổng hợp trình Bộ báo cáo cơ quan có thẩm quyền.
3. Định kỳ 6 tháng trước ngày 15/6 và 15/12 hàng năm, báo cáo số lượng văn bản mật đến và đi của cơ quan, đơn vị, gửi Văn phòng Bộ để tổng hợp thống kê và phục vụ công tác báo cáo cơ quan có thẩm quyền.
Trên đây là phần tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về vấn đề chế độ báo cáo trong công tác bảo vệ bí mật Nhà nước. Để tìm hiểu rõ hơn, vui lòng xem thêm tại Thông tư 161/2014/TT-BTC.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam có mấy Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký tạm trú từ 10/01/2025?
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở từ 10/1/2025?
- Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?