Quy cách con dấu đóng dấu tài liệu mật trong ngành Tài chính
Vấn đề quy cách con dấu đóng dấu tài liệu mật trong ngành Tài chính quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư 161/2014/TT-BTC quy định công tác bảo vệ bí mật nhà nước của ngành Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành cụ thể như sau:
2. Việc đóng dấu mức độ mật vào tài liệu mật và mẫu dấu các độ mật, mẫu dấu tài liệu thu hồi và mẫu dấu chỉ người có tên mới được bóc bì quy định như sau:
a) Mực để dùng đóng các loại dấu trên là mực màu đỏ tươi. Dấu độ mật phải đóng vào trang đầu phía trên bên trái của tài liệu mật, bao gồm Phụ lục tài liệu mật và Tờ trình (nếu có); dấu thu hồi tài liệu đóng ở phía trên cùng bên phải tài liệu theo đúng quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ.
b) Mẫu các con dấu mật thực hiện theo quy định tại Thông tư số 12/2002/TT-BCA(A11) ngày 13/9/2002 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28/3/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước.
Trên đây là phần tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về vấn đề quy cách con dấu đóng dấu tài liệu mật trong ngành Tài chính. Để tìm hiểu rõ hơn, vui lòng xem thêm tại Thông tư 161/2014/TT-BTC.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Từ ngày 01/01/2025, giá dịch vụ ngày giường bệnh được tính như thế nào?
- Kiểm đếm bắt buộc là gì? Nguyên tắc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc là gì?
- Chấm dứt thực hiện chương trình khuyến mại trong trường hợp nào?
- Trường học công lập có được cấp mã số thuế không?