Hoạt động Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội được quy định như thế nào?
Hoạt động Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội được quy định tại Điều 20 Nghị định 39/2013/NĐ-CP tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:
1. Thanh tra hành chính:
a) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này;
b) Hoạt động thanh tra hành chính phải tuân theo các quy định của pháp luật về thanh tra hành chính và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Thanh tra chuyên ngành:
a) Việc thực hiện các quy định pháp luật lao động: Việc thực hiện các loại báo cáo định kỳ; tuyển dụng và đào tạo lao động; hợp đồng lao động; thỏa ước lao động tập thể; thời giờ làm việc và nghỉ ngơi; tiền công và trả công lao động; an toàn lao động, vệ sinh lao động; việc thực hiện các quy định đối với lao động nữ, lao động là người cao tuổi, lao động là người tàn tật, lao động chưa thành niên; việc thực hiện các quy định đối với lao động là người nước ngoài; kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật lao động;
b) Việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp): Việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội của tổ chức bảo hiểm xã hội; việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động và người lao động;
c) Việc thực hiện các quy định pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: Việc tổ chức bộ máy chuyên trách của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; việc ký kết các hợp đồng liên quan đến việc người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tuyển chọn lao động; dạy nghề, ngoại ngữ cho người lao động; tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; thực hiện Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài; thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài; thanh lý hợp đồng giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp và người lao động đi làm việc ở nước ngoài; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
d) Việc thực hiện các quy định pháp luật về dạy nghề; chính sách, chế độ dạy nghề và học nghề: Điều kiện thành lập, tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề, hoạt động của các cơ sở dạy nghề; việc thực hiện quy chế tuyển sinh, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ nghề; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dạy nghề và học nghề; việc dạy nghề cho người khuyết tật; kiểm định chất lượng dạy nghề; việc thực hiện các chương trình, dự án về dạy nghề; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về dạy nghề;
đ) Việc thực hiện chính sách, pháp luật về ưu đãi đối với người có công với cách mạng: Việc thực hiện các quy định về đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn, các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ; việc cấp phát, quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý; việc quản lý, sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa; việc thực hiện các quy định khác về ưu đãi người có công với cách mạng;
e) Việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo và trợ giúp xã hội; việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và các chương trình trợ giúp xã hội thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội;
g) Việc thực hiện các quy định của pháp luật về chính sách bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội: Việc thực hiện chương trình hành động quốc gia vì trẻ em; chương trình bảo vệ trẻ em, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và các chương trình, kế hoạch khác về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
h) Việc thực hiện các quy định của pháp luật về bình đẳng giới; việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới;
i) Việc thực hiện các quy định của pháp luật về chính sách, giải pháp phòng ngừa tệ nạn mại dâm; cai nghiện ma túy; quản lý sau cai nghiện; hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; tổ chức và hoạt động của các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội, cơ sở quản lý sau cai nghiện;
k) Các nội dung khác liên quan đến lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội.
Hoạt động thanh tra chuyên ngành phải tuân theo các quy định của pháp luật về thanh tra chuyên ngành và các quy định của pháp luật có liên quan.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về hoạt động Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 39/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng? Đoàn Thanh niên có trách nhiệm hướng dẫn thiếu nhi làm theo 5 điều Bác Hồ dạy hay không?
- Vào thi Vòng 7 Trạng nguyên Tiếng Việt 2024 – 2025 trên Trangnguyen.edu.vn như thế nào?
- Tháng 12 2024 có ngày lễ, sự kiện gì? Tháng 12 2024 nước ta có ngày lễ lớn nào không?
- Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình mới nhất?
- Biểu mẫu báo cáo của tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu riêng lẻ mới nhất?