Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề trong hoạt động thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề trong hoạt động thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được quy định tại Điều 13 Nghị định 39/2013/NĐ-CP tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra chuyên ngành về dạy nghề.
2. Quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong lĩnh vực dạy nghề.
3. Phân công công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về dạy nghề.
4. Kiến nghị Chánh Thanh tra Bộ xử lý việc chồng chéo về đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra về dạy nghề.
5. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành các quy định của pháp luật cho phù hợp với yêu cầu quản lý trong lĩnh vực dạy nghề; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ các quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra trong lĩnh vực dạy nghề.
6. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
7. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề trong hoạt động thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 39/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?