Trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong tổ chức điều phối các hoạt động ứng cứu khẩn cấp, chống tấn công và chống khủng bố trên mạng?

Trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong tổ chức điều phối các hoạt động ứng cứu khẩn cấp, chống tấn công và chống khủng bố trên mạng Xin chào Anh/Chị Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Phan Huy Anh Vũ, là nhân viên văn phòng tại Đà Nẵng. Hiện nay, các cơ quan quản lý đã áp dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý tài liệu, quản lý thủ tục hành chính và các dữ liệu quan trọng khác. Tôi có thắc mắc về vấn đề này như sau: trong trường hợp xảy ra sự cố an ninh mạng như dữ liệu bị đánh cắp, trang mạng bị chèn bởi thông tin chống phá...thì trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong vấn đề tổ chức điều phối các hoạt động ứng cứu khẩn cấp, chống tấn công và chống khủng bố trên mạng như thế nào? Xin Ban Biên Tập Thư Ký Luật giải đáp thắc mắc này giúp tôi. Xin cảm ơn./ buicaonhat******@gmail.com

Vấn đề trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong tổ chức điều phối các hoạt động ứng cứu khẩn cấp, chống tấn công và chống khủng bố trên mạng được quy định tại Điều 43 Nghị định 64/2007/NĐ-CP cụ thể như sau:

1. Bộ Bưu chính, Viễn thông đảm nhiệm chức năng điều phối hoạt động ứng cứu máy tính tại Việt Nam và là đầu mối hợp tác quốc tế của Việt Nam để ngăn chặn các sự cố và các cuộc tấn công trên mạng. Căn cứ vào thông lệ quốc tế và các quy định về bảo đảm an toàn thông tin, cơ quan quản lý nhà nước quy định hoạt động điều phối an toàn thông tin để phối hợp trong việc phòng, chống, đối phó, khắc phục sự cố về các vấn đề an toàn thông tin trên môi trường mạng.

2. Cơ quan điều phối có thẩm quyền yêu cầu các đơn vị hay bộ phận an toàn thông tin trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức cung cấp dịch vụ an toàn thông tin, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hạ tầng mạng hợp tác tham gia ngăn chặn các nguồn tấn công gây sự cố trên mạng.

3. Cơ quan điều phối có trách nhiệm thông báo danh sách các nguồn tấn công trên mạng Internet, nguy cơ và nguồn gốc phát sinh sự cố mạng, trên cơ sở đó điều phối lực lượng phản ứng khẩn cấp để ngăn chặn và khắc phục sự cố.

4. Trong trường hợp khẩn cấp có thể gây sự cố nghiêm trọng hay khủng bố mạng, các cơ quan chức năng có quyền tổ chức ngăn chặn các nguồn tấn công trước khi có thông báo, sau đó lập biên bản báo cáo cho cơ quan điều phối.

5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ cung cấp thông tin và tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng nghiên cứu, điều tra để nhanh chóng ngăn chặn sự cố và khắc phục hậu quả khi xảy ra tấn công, khủng bố trên môi trường mạng.

Trên đây là phần tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong tổ chức điều phối các hoạt động ứng cứu khẩn cấp, chống tấn công và chống khủng bố trên mạng. Để tìm hiểu rõ hơn, vui lòng xem thêm tại Nghị định 64/2007/NĐ-CP

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
217 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào