Được lựa chọn khám chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến huyện

Mẹ đẻ bà Nguyễn Thị Phương (tỉnh Quảng Ninh) năm nay 77 tuổi, bị bệnh thận, phải chạy thân nhân tạo gần 4 năm nay. Tháng 1/2017, mẹ bà Phương được cấp thẻ BHYT dành cho người nghèo do tỉnh Quảng Ngãi cấp, nhưng mẹ bà lại sống với con tại tỉnh Quảng Ninh. Khi chạy thận tại Bệnh viện đa khoa Cẩm Phả được hưởng 100% chi phí. Bà Phương hỏi, mẹ của bà chạy thận tại Bệnh viện Bãi cháy thì có được hưởng 100% chi phí chạy thận không? Điều kiện như thế nào?

Căn cứ quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014; hướng dẫn của BHXH tỉnh Quảng Ninh tại Công văn 914/BHXH-GĐYT ngày 29/4/2016: “Người có thẻ BHYT đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu tại các cơ sở khám chữa bệnh ở ngoại tỉnh (từ tuyến xã đến tuyến Trung ương) tự đến khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh (không bao gồm các cơ sở y tế không phải là bệnh viện), có xuất trình thẻ BHYT và các giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng của đối tượng”.

Theo quy định và hướng dẫn trên, mẹ của bà được tự lựa chọn đến khám, chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến huyện (không bao gồm các cơ sở y tế không phải là bệnh viện như phòng khám đa khoa, trạm y tế) trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Ninh như: Bệnh viện đa khoa khu vực Cẩm Phả, Bệnh viện đa khoa Cẩm Phả, Trung tâm y tế huyện Vân Đồn, Trung tâm y tế thị xã Đông Triều..., không cần phải có giấy chuyển tuyến. Trong trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn, người bệnh được bệnh viện tuyến huyện kể trên chuyển tuyến đến bệnh viện đa khoa hoặc chuyên khoa tuyến tỉnh như: Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh, Bệnh viện Bãi Cháy, Bệnh viện Y dược cổ truyền,… và được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh theo mức hưởng quy định (phải có giấy chuyển từ bệnh viện tuyến huyện).

Ngoài ra, tại Khoản 6 Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 của Bộ Y tế có quy định: “Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế đi công tác, học tập, làm việc lưu động hoặc tạm trú dưới 12 tháng tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa phương đó tương đương với tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp địa phương đó không có cơ sở y tế tương đương thì người tham gia bảo hiểm y tế được lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu”.

Theo đó, mẹ của bà Phương còn được đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế của địa phương nơi đang tạm trú tương đương với tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ BHYT của người bệnh và được chuyển tuyến đến cơ sở y tế tuyến trên khi tình trạng, mức độ bệnh vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám, chữa bệnh BHYT ban đầu.  

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

254 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào