Việc tổ chức tiếp công dân tại các đơn vị sự nghiệp công lập
Việc tổ chức tiếp công dân tại các đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại Điều 3 Nghị định 64/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Tiếp công dân như sau:
1. Các cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm tổ chức việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Tùy theo tính chất, đặc điểm, quy mô về tổ chức và hoạt động, yêu cầu của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ bố trí công chức thanh tra làm nhiệm vụ tiếp công dân.
2. Đơn vị sự nghiệp công lập có liên quan đến việc giải quyết chế độ, chính sách, quyền lợi của công dân, tổ chức phải tổ chức tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm bố trí công chức, viên chức của bộ phận chuyên môn làm nhiệm vụ tiếp công dân.
Căn cứ vào quy định của Luật Tiếp công dân và Nghị định này, người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập quy định việc tổ chức tiếp công dân tại cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc tổ chức tiếp công dân tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Bạn nên tham khảo chi tiết tại Nghị định 64/2014/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật
- Năm 2023, điểm ưu tiên đối với thí sinh xét tuyển đại học đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên sẽ được tính theo công thức mới?
- Hồ sơ đăng ký thay đổi biện pháp bảo đảm đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất bao gồm những loại giấy tờ nào?
- Cán bộ công chức đánh bạc trái phép tại nơi làm việc xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
- Thành phần Hội đồng quản lý tổ chức khoa học và công nghệ công lập có bao gồm Đại diện lãnh đạo cấp ủy Đảng hay không?
- Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm đối với nhà ở hình thành trong tương lai bao gồm những giấy tờ gì?