Không ưa con dâu, mẹ chồng muốn đòi lại nhà đã cho tiền mua có được không?
Theo quy định tại Điều 461 Bộ luật Dân sự năm 1995 (Bộ luật có hiệu lực thi hành từ 1/7/1996 đến hết ngày 31/12/2005), hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên. Theo đó, bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.
Điều 462 Bộ luật này quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản. Theo đó, hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản. Đối với động sản mà pháp luật có quy định đăng ký quyền sở hữu (như ôtô, xe máy) thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
Các quy định về tặng cho tài sản nói trên vẫn được giữ nguyên trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và Bộ luật Dân sự năm 2015 (đang có hiệu lực)
Đối chiếu với quy định nói trên, việc bạn cho con bạn tiền để mua nhà có hiệu lực ngay sau khi con bạn nhận tiền. Trừ trường hợp việc tặng cho có điều kiện thì về nguyên tắc, bên tặng cho không thể đòi lại tài sản sau khi đã tặng cho người khác.
Hơn nữa, sau khi được cho tiền, các con bạn đã mua nhà và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sỡ hữu. Đây là chứng thư pháp lý của nhà nước công nhận quyền sở hữu tài sản của các con bạn. Việc bạn và các con bạn mâu thuẫn (nếu có) không phải là căn cứ pháp lý để bạn đòi lại nhà.
Do vậy, để giải quyết sự việc, bạn có thể trao đổi với các con bạn, đề nghị hỗ trợ. Khi đó, tùy theo khả năng mà các con bạn sẽ giúp đỡ phần nào để bạn vượt qua khó khăn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?