Vai trò của tổ chức pháp chế Nhà nước trong công tác xây dựng pháp luật?
Vai trò, nhiệm vụ của bộ phận pháp chế nhà nước đối với Công tác xây dựng pháp luật được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 3; Khoản 1 Điều 5; Khoản 1 Điều 6 Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế như sau:
1. Về công tác xây dựng pháp luật
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ gửi Bộ Tư pháp để lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội; lập đề nghị xây dựng nghị định của Chính phủ trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ gửi Văn phòng Chính phủ và Bộ Tư pháp để lập dự kiến chương trình xây dựng nghị định của Chính phủ; tổ chức việc hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, báo cáo tình hình tiến độ thực hiện các chương trình khi được phê duyệt;
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan lập dự kiến chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật dài hạn, hàng năm của Bộ, cơ quan ngang Bộ; tổ chức việc hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo tình hình, tiến độ thực hiện chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt;
c) Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật theo phân công của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;
d) Chủ trì thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ hoặc do cơ quan thuộc Chính phủ hoạt động trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ soạn thảo trước khi trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ký ban hành;
đ) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức chuẩn bị hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia góp ý hoặc đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định trước khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
e) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ tham gia góp ý đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được gửi xin ý kiến;
g) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ trong việc đàm phán, ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước, thỏa thuận quốc tế trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ theo quy định của pháp luật.
2. Về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật.
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ và hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt;
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ theo kế hoạch sau khi được phê duyệt;
c) Định kỳ 6 tháng, hàng năm trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ và phương án xử lý những quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, trái pháp luật hoặc không còn phù hợp;
d) Xây dựng báo cáo về kết quả công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ gửi Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Chính phủ;
đ) Chủ trì thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ theo quy định của pháp luật.
Điều 5
1. Về công tác xây dựng pháp luật
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Tổng cục trưởng, Cục trưởng lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên sâu;
b) Giúp Tổng cục trưởng, Cục trưởng phối hợp với Vụ Pháp chế của Bộ, cơ quan ngang Bộ lập dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
c) Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Tổng cục trưởng, Cục trưởng;
d) Tham gia ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị khác soạn thảo trước khi trình Tổng cục trưởng, Cục trưởng xem xét, quyết định việc đề nghị Vụ Pháp chế của Bộ, cơ quan ngang Bộ thẩm định;
đ) Chủ trì hoặc phối hợp chuẩn bị hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên sâu trình Tổng cục trưởng, Cục trưởng đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý hoặc đề nghị Vụ Pháp chế của Bộ, cơ quan ngang Bộ thẩm định;
e) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Tổng cục trưởng, Cục trưởng góp ý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan khác gửi lấy ý kiến.
Điều 6
1. Về công tác xây dựng pháp luật
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương;
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan phối hợp với Sở Tư pháp lập dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương trình Thủ trưởng cơ quan đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý hoặc đề nghị Sở Tư pháp thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan;
đ) Tham gia ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị khác soạn thảo trước khi trình Thủ trưởng cơ quan xem xét, quyết định việc đề nghị Sở Tư pháp thẩm định;
e) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan góp ý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan khác gửi lấy ý kiến.
Trên đây là phần tư vấn của Ban biên tập thư ký luật về vai trò của bộ phận pháp chế Nhà nước đối với công tác xây dụng pháp luật, để tìm hiểu rõ hơn, vui lòng xem thêm tại Nghị định 55/2011/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?