Quy định về xóa án tích
Theo khoản 3 Điều 7 Bộ luật Hình sự năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009), việc xóa án tích của bạn sẽ được thực hiện theo các quy định về xóa án tích của bộ luật này bởi có lợi hơn cho người bị kết án so với Bộ luật hình sự năm 1985 (thời điểm bạn phạm tội và bị xét xử).
Điều 64 của Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định các trường hợp đương nhiên được xóa án tích:
1. Người được miễn hình phạt.
2. Người bị kết án không phải về các tội xâm phạm đến an ninh quốc gia hoặc về tội phạm chống phá hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau:
a) Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) Ba năm trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm;
c) Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến 15 năm;
d) Bảy năm trong trường hợp hình phạt là tù trên 15 năm.
Khoản 1 Điều 67 quy định thời hạn để xóa án tích căn cứ hình phạt chính đã tuyên. Khoản 3 điều này quy định việc chấp hành xong bản án bao gồm việc chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án.
Như vậy, ngoài việc chấp hành hình phạt chính, người bị kết án còn phải chủ động tự giác chấp hành đầy đủ hình phạt bổ sung và các quyết định khác trong bản án. Đây vừa là nghĩa vụ nhưng đồng thời cũng là quyền lợi bởi nếu họ không chấp hành thì sẽ không được xem xét để xóa án tích bất luận vì lý do gì.
Để việc xóa án tích được áp dụng thống nhất, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04/08/2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần chung của Bộ luật hình sự năm 1999. Theo hướng dẫn tại điểm b mục 11 của Nghị quyết này thì thời hạn để xoá án tích được căn cứ hình phạt chính đã tuyên, mà không căn cứ hình phạt bổ sung. Thời hạn đó bắt đầu được tính kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án, chứ không phải bắt đầu được tính kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính.
Ví dụ: Một người bị phạt 2 năm tù về tội trộm cắp tài sản, phải bồi thường cho người bị hại 5 triệu đồng, phải nộp 50.000 đồng án phí hình sự sơ thẩm và 250.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm. Trong trường hợp này theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Bộ luật hình sự năm 1999, họ đương nhiên được xoá án tích, nếu hết thời hạn 3 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù 2 năm, bồi thường xong 5 triệu đồng cho người bị hại, đã nộp đủ 50.000 đồng án phí hình sự sơ thẩm và 250.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành hành bản án, người đó không phạm tội mới.
Thời hạn 3 năm được tính từ ngày chấp hành xong tất cả các quyết định của bản án (bao gồm: hình phạt 2 năm tù, bồi thường cho người bị hại 5 triệu đồng, nộp đủ 50.000 đồng án phí hình sự sơ thẩm và 250.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm) chứ không phải kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính là 2 năm tù.
Như vậy, với quy định vừa viện dẫn thì thời hạn xóa án tích của bạn là 3 năm kể từ khi bạn chấp hành xong hình phạt tù giam và tiền án phí hình sự cũng như các quyết định khác của bản án nếu có.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?