Mức phạt với hành vi buôn bán pháo
Pháo nổ là một trong các loại hàng hóa cấm kinh doanh được quy định trong Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.
Để việc truy cứu trách nhiệm hình sự đúng và thống nhất đối với các hành vi phạm tội liên quan đến pháo nổ, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 25/12/2008.
Theo điểm b và điểm d, phần 1 mục III của Thông tư, người nào mua bán hoặc tàng trữ, vận chuyển trái phép pháo nổ nhằm mục đích kinh buôn bán trong nước bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Buôn bán hàng cấm. Nếu thực hiện việc mua bán trái phép qua biên giới pháo nổ thì còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội buôn lậu. Tuy nhiên, người có hành vi vi phạm sẽ chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu vật phạm pháp (pháo nổ) có số lượng từ 10 kg trở lên hoặc dưới 10 kg nhưng đã bị xử phạt hành chính hoặc gây hậu quả nghiêm trọng.
- Số lượng pháo nổ từ 10 kg đến dưới 50 kg (được coi là số lượng lớn): Người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 153 (phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm) hoặc khoản 1 Điều 155 (phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng hoặc phạt tù từ từ 6 tháng đến 5 năm).
- Số lượng pháo nổ từ 50 kg đến dưới 150 kg (được coi là số lượng rất lớn): Người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 153 (phạt tù từ 3 đến 7 năm) hoặc khoản 2 Điều 155 (phạt tù từ 3 năm đến 10 năm).
- Số lượng pháo nổ từ 150 kg trở lên (được coi là số lượng đặc biệt lớn): Người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 153 (phạt tù từ 7 năm đến 15 năm) hoặc Điều 155 (phạt tù từ 8 năm đến 15 năm).
Một người cùng lúc phạm nhiều tội thì phải bị xét xử với mức hình phạt cao của khung hình phạt quy định cho mỗi tội. Trường hợp của bác bạn, nếu số lượng pháo nổ bác bạn mua để thực hiện việc buôn bán từ 10 kg trở lên hoặc dưới 10 kg nhưng đã bị xử phạt hành chính hoặc gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội phạm và mức phạt tương ứng nêu trên.
Theo quy định của pháp luật, không chỉ có hành vi buôn bán, vận chuyển, sản xuất, tàng trữ pháo nổ mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà hành vi sử dụng trái phép pháo nổ (hay còn gọi là đốt pháo) cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội gây rối trật tự công cộng theo Điều 245 Bộ luật hình sự. Khung hình phạt thấp nhất của tội phạm này là phạt tiền từ một triệu đồng đến 10 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến hai năm và cao nhất là phạt tù đến 7 năm.
Nếu người đốt pháo gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì còn có thể vị truy cứu về tội danh khác tương xứng với hậu quả do hành vi đốt pháo gây ra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?