Trình tự, thủ tục đề nghị mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ
Trình tự, thủ tục đề nghị mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ được quy định tại Điều 5 Thông tư 09/2017/TT-BGDĐT quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành hoặc chuyên ngành đào tạo và đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành hoặc chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ như sau:
1. Khi có nhu cầu mở ngành đào tạo và tự đánh giá (theo mẫu Phụ lục II kèm theo) có đủ các điều kiện mở ngành trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ quy định tại Điều 2, Điều 3 của Thông tư này, cơ sở đào tạo thực hiện các bước sau đây:
a) Hội đồng trường (đối với cơ sở đào tạo công lập), Hội đồng quản trị (đối với cơ sở đào tạo ngoài công lập) có quyết nghị về chủ trương mở ngành;
b) Tổ chức kiểm tra và xác nhận các điều kiện về giảng viên, cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện, giáo trình, hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế (sau đây gọi là điều kiện đảm bảo chất lượng thực tế) để mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ (theo mẫu Phụ lục IV kèm theo);
c) Thẩm định chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ và các điều kiện đảm bảo chất lượng thực tế theo quy định tại Điều 6 Thông tư này;
d) Gửi hồ sơ mở ngành đào tạo đến cơ quan có thẩm quyền quyết định cho phép mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ quy định tại Điều 4 Thông tư này để xem xét và ra quyết định cho phép mở ngành đào tạo theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.
2. Hồ sơ mở ngành đào tạo bao gồm:
a) Công văn đề nghị mở ngành đào tạo ở trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ của cơ sở đào tạo (tóm tắt quá trình xây dựng đề án, khẳng định đã đảm bảo đủ điều kiện mở ngành theo quy định; không vi phạm các quy định tại điểm h khoản 4 Điều 2 Thông tư này;
b) Đề án mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ được xây dựng theo quy định tại Phụ lục I kèm theo, bao gồm các nội dung chính: sự cần thiết mở ngành đào tạo; năng lực của cơ sở đào tạo (đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học cơ hữu, thỉnh giảng của ngành đăng ký đào tạo; cơ sở vật chất, trang thiết bị, thư viện, giáo trình; hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế); chương trình đào tạo (có thể tham khảo mẫu tại Phụ lục V kèm theo), kế hoạch đào tạo và kế hoạch đảm bảo chất lượng đào tạo (bao gồm cả đối tượng và điều kiện tuyển sinh, dự kiến tuyển sinh trong 5 năm đầu); biên bản của Hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo thông qua đề án mở ngành;
c) Phiếu tự đánh giá điều kiện mở ngành của cơ sở đào tạo (theo mẫu Phụ lục II kèm theo) và lý lịch khoa học của giảng viên (theo mẫu Phụ lục III kèm theo);
d) Các tài liệu về xây dựng và thẩm định chương trình đào tạo, bao gồm: quyết định thành lập tổ soạn thảo chương trình đào tạo, quyết định thành lập hội đồng thẩm định chương trình đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng thực tế (sau đây gọi là hội đồng thẩm định), kết luận của hội đồng thẩm định, văn bản giải trình của cơ sở đào tạo về việc điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng thực tế theo kết luận của hội đồng thẩm định (nếu có).
3. Hồ sơ mở ngành đào tạo được lập thành 2 bộ gốc, gửi tới cơ quan có thẩm quyền (trực tiếp hoặc theo đường bưu điện) và phải công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo chậm nhất 20 ngày trước khi gửi hồ sơ mở ngành.
Trên đây là quy định về Trình tự, thủ tục đề nghị mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 09/2017/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ ngày 19/5/2017).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?