Xử phạt xây dựng nhà trái phép trên hành lang bảo vệ đê điều
Khoản 4 Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.
Điểm d Khoản 4 Điều 9 Nghị định 139/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão hành vi xây dựng nhà ở trái phép trong phạm vi bảo vệ đê điều sẽ bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng cụ thể:
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
d) Xây dựng nhà ở, cầu, kè, bến bốc dỡ hàng hóa, nơi sản xuất, bãi chứa vật liệu trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
Đồng thời, buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép đối với hành vi vi phạm.
Trường hợp, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định 102/2014/NĐ-CP như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;
b) Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;
c) Phạt tiền từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
Đồng thời, buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Thẩm quyền xử phạt được quy định tại Điều 31 Nghị định 102/2014/NĐ-CP và Điều 23 Nghị định 139/2013/NĐ-CP. Theo đó:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt cảnh cáo và phạt tiền đến 5.000.000 đồng; Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm...
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 50.000.000 đồng. Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; buộc trả lại đất đã lấn, chiếm;...
Như vậy, thẩm quyền xử phạt trong trường hợp này thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Trên đây là tư vấn về Xử phạt xây dựng nhà trái phép trên hành lang bảo vệ đê điều. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại các quy định pháp luật liên quan.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?