Nhãn phụ của hàng hóa là gì?
Nhãn phụ của hàng hóa là gì?
Nhãn phụ của hàng hóa được định nghĩa tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa như sau:
Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu;
Trên đây là định nghĩa về Nhãn phụ của hàng hóa. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
Hàng nhập từ Hàn Quốc có phải dán nhãn phụ lên sản phẩm hay không?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa, có quy định:
Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu;
Và tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa, có quy định:
Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.
Như vậy, theo quy định hiện hành thì hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (từ Hàn -Việt Nam) nếu chưa được thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bằng tiếng Việt thì bắt buộc phải có nhãn phụ thể hiện các nội dung bằng tiếng Việt.
Những nội dung nhãn phụ dán lên sản phẩm nhập khẩu?
Tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định 43/2017/NĐ-CP nhãn hàng hóa, có quy định:
Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hóa theo quy định tại Nghị định này. Tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung ghi. Nội dung ghi trên nhãn phụ gồm cả nội dung được ghi bổ sung không làm hiểu sai nội dung trên nhãn gốc và phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của hàng hóa.
Đối với hàng hóa không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì trên nhãn phụ phải có dòng chữ in đậm “Được sản xuất tại Việt Nam”.
Như vậy, theo quy định trên thì nội dung trên nhãn hàng hóa nhập khẩu đó có những nội dung gì thì phải dịch ra tiếng Việt những nội dung dung đó bằng tiếng Việt. Bên cạnh đó phải bổ sung những nội dung còn thiếu theo tính chất của hàng hóa theo quy định tại Phụ lục 1 của Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?