Nội dung kiểm định đường ống dẫn khí gồm những gì?
Nội dung kiểm định đường ống dẫn khí được quy định tại Tiểu mục 2.7.2.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2016/BCT về An toàn đường ống dẫn khí đốt cố định bằng kim loại, theo đó, nội dung kiểm định, bao gồm:
- Kiểm tra hồ sơ lý lịch hệ thống đường ống dẫn khí đốt cố định bằng kim loại, và hồ sơ vận hành, bảo dưỡng sửa chữa hệ thống đường ống (nếu có).
- Kiểm tra sơ đồ hệ thống đường ống.
- Kiểm tra bên ngoài:
Kiểm tra bên ngoài hệ thống đường ống để xác định:
+ Tình trạng lắp đặt: Mặt bằng, vị trí lắp đặt, khoảng cách an toàn.
+ Tình trạng bên ngoài hệ thống đường ống, bảo ôn, sơn.
+ Tình trạng thiết bị đo kiểm và an toàn; phụ kiện, phụ tùng bên ngoài hệ thống đường ống.
+ Kiểm tra các hiện tượng gãy góc, lệch mép, rung động và rò rỉ.
+ Kiểm tra mối hàn, bề mặt kim loại các bộ phận chịu áp lực; các chi tiết ghép nối.
+ Tình trạng ăn mòn, giá đỡ, giá treo.
+ Tình trạng không bình thường của bù giãn nở đường ống.
+ Các vấn đề khác: Hệ thống chiếu sáng vận hành; sàn thao tác, cầu thang, giá đỡ, giá treo (nếu có); hệ thống tiếp đất an toàn điện, chống sét; thông số kỹ thuật trên nhãn mác của hệ thống.
Khi kiểm định lần đầu cần xem xét các thay đổi tại hiện trường so với hồ sơ lắp đặt của hệ thống, các sửa chữa tạm thời trước đó chưa được lưu trong bản vẽ, hồ sơ.
- Kiểm tra bên trong:
Khi có thể và điều kiện thực tế cho phép, kiểm tra bên trong phải được thực hiện: Kiểm tra tình trạng bề mặt kim loại các bộ phận chịu áp lực; kiểm tra tình trạng cặn bẩn, han gỉ, ăn mòn thành kim loại bên trong của hệ thống; kiểm tra tình trạng mối hàn, bề mặt kim loại bên trong của hệ thống.
Trường hợp không thể tiến hành kiểm tra bên trong thì phải tiến hành các giải pháp kiểm tra để ngăn ngừa sự cố hư hỏng đường ống do ăn mòn quá mức bên trong.
- Thử nghiệm:
+ Thực hiện các quy định về thử thủy lực, thử kín đối với đường ống dẫn khí theo quy định tại Mục 2.7.1.1.
+ Thực hiện các quy định về thử thủy lực, thử kín đối với đường ống công nghệ theo quy định tại Mục 2.7.1.2.
Thử thủy lực là yêu cầu bắt buộc khi kiểm định lần đầu.
Trường hợp kiểm định định kỳ hoặc bất thường mà điều kiện thực tế không thể thực hiện được việc thử thủy lực, có thể sử dụng các phương pháp thay thế đảm bảo kiểm tra được tình trạng bề mặt kim loại, chiều dày đường ống, mối hàn đường ống và khả năng chịu tải của giá đỡ, giá treo.
- Hiệu chỉnh và niêm chì van an toàn:
+ Áp suất đặt của van an toàn không quá 1,1 lần áp suất làm việc lớn nhất cho phép.
+ Đối với đường ống dẫn LPG lỏng, áp suất đặt van an toàn trong khoảng từ 1,8 MPa đến 2,4 MPa.
- Kiểm tra vận hành:
+ Kiểm tra đầy đủ các điều kiện để có thể đưa hệ thống vào vận hành.
+ Kiểm tra tình trạng làm việc của hệ thống và các phụ kiện kèm theo, sự làm việc của các thiết bị đo lường, bảo vệ.
Trên đây là quy định về nội dung kiểm định đường ống dẫn khí. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2016/BCT về An toàn đường ống dẫn khí đốt cố định bằng kim loại.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?