Mẫu bệnh phẩm truyền nhiễm bị tràn đổ trong quá trình vận chuyển được xử lý như thế nào?
Xử lý sự cố khi bị tràn đổ trong quá trình vận chuyển mẫu bệnh phẩm truyền nhiễm được quy định tại Điều 9 Thông tư 43/2011/TT-BYT quy định chế độ quản lý mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm do Bộ Y tế ban hành như sau:
1. Phải làm sạch hoặc khử trùng, khử khuẩn khu vực bị ảnh hưởng càng sớm càng tốt, bất kể là tác nhân nào.
2. Khi một vật liệu lây nhiễm tiếp xúc với vùng da bị tổn thương thì phải rửa sạch với xà phòng và nước hoặc với một chất khử trùng, khử khuẩn và đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất để được tư vấn và điều trị.
3. Quy trình xử lý sự cố tràn đổ:
a) Phong tỏa khu vực xảy ra sự cố;
b) Sử dụng găng tay, quần áo bảo hộ, mặt nạ hoặc kính tuỳ theo từng loại tác nhân gây bệnh;
c) Phủ vải hoặc giấy thấm lên toàn bộ vị trí bị tràn đổ;
d) Đổ chất khử trùng, khử khuẩn thích hợp lên vải hoặc giấy thấm (từ ngoài vào trong);
đ) Dọn sạch sau khoảng 30 phút, thu gom các vật liệu bị nhiễm vào một thùng chứa rác thải chống rò rỉ (nếu có thủy tinh hoặc vật sắc nhọn thì phải cho vào các thùng chứa vật liệu sắc nhọn để xử lý).
4. Sau khi khử trùng, khử khuẩn, người thực hiện phải báo cáo sự việc cho lãnh đạo cơ quan vận chuyển.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc xử lý sự cố khi bị tràn đổ trong quá trình vận chuyển mẫu bệnh phẩm truyền nhiễm. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 43/2011/TT-BYT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ từ 05 km/h đến dưới 10 km/h bị trừ mấy điểm bằng lái?
- New year s eve là gì? New year s eve 2025 là khi nào?
- Sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô phạt đến 6 triệu đồng từ 01/01/2025?
- Lỗi vi phạm giao thông đối với xe máy tăng mức phạt từ năm 2025?
- Nghị định về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng mới nhất?