Lừa gạt môi giới hôn nhân là 'mua bán người'

Nhà tôi rất nghèo, với mong muốn giúp đỡ gia đình nên thông qua một người trong làng, em gái tôi đã lấy chồng nước ngoài. Theo lời giới thiệu, chồng tương lai của em tôi giàu có, học vấn cao nhưng sang nước ngoài, em tôi phát hiện mọi thứ ngược lại. Em phải "làm vợ" cả 3 anh em chồng, bị đánh, cuộc sống khổ sở. Cuối năm nay, em tôi trốn được về nhà nhưng tinh thần khủng hoảng. Trong trường hợp này, người giới thiệu có phải chịu trách nhiệm không?
Môi giới hôn nhân không bị cấm nhưng cũng chưa có khung pháp lý cụ thể nên nhiều người đã lợi dụng hình thức này để “hợp thức hóa” việc mua bán người.

Đánh vào tâm lý “sính ngoại”, khao khát đổi đời và sự cả tin của những cô gái trẻ, những người này luôn vẽ nên viễn cảnh sung túc, hào nhoáng về cuộc sống nơi xứ người với mục đích để những cô gái này tin vào đó và chấp nhận việc kết hôn. Điều này biến một loại hình dịch vụ trở thành “cái bẫy” đối với nhiều người và trường hợp em gái bạn là một trong số đó.

Để xác định được trách nhiệm của người giới thiệu phải căn cứ động cơ mục đích, do đó có những giả thiết sau:

- Thứ nhất, người giới thiệu chỉ có thiện chí “môi giới” cho em gái bạn, không nhằm đạt được bất kỳ lợi ích vật chất khác và bản thân họ cũng không nắm bắt được sự thật về người chồng mà chỉ nói theo những gì họ biết. Trong trường hợp này, hành vi “môi giới” của người giới thiệu không có dấu hiệu của tội phạm do đó không đặt ra vấn đề xử lý hình sự.

- Thứ hai, người giới thiệu biết về hoàn cảnh thật của chồng em bạn nhưng cố tình nói sai sự thật, thậm chí “tô vẽ” một viễn cảnh tương lai xa hoa nơi xứ người, với mục đích để em bạn chấp nhận kết hôn, sau đó giao em gái bạn cho người nước ngoài để hưởng một lợi ích vật chất nhất định. Hành vi nói sai sự thật nêu trên bản chất là sự lừa gạt của người giới thiệu nhằm biến em gái bạn thành một loại hàng hóa để trao đổi lấy lợi ích vật chất cho bản thân mình.

Trường hợp này, hành vi môi giới của người giới thiệu có dấu hiệu của “Tội mua bán người” theo quy định tại Điều 119 Bộ luật hình sự, án 2-7 năm tù.

Thông tư liên tịch số 01/2013/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP cũng quy định chi tiết về thủ đoạn môi giới hôn nhân được sử dụng để thực hiện việc mua bán người như sau: “a) Người môi giới dùng thủ đoạn cưỡng bức, đe dọa hoặc lừa gạt để buộc người khác kết hôn với người nước ngoài và đã giao người đó cho người nước ngoài để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác”.

Như vậy, trong trường hợp hành vi “môi giới” có yếu tố lừa gạt để buộc một người kết hôn với người nước ngoài nhằm mục đích đạt được một lợi ích vật chất thì hành vi này có dấu hiệu của tội “Mua bán người” theo quy định tại Điều 119, Bộ luật hình sự. Sau khi môi giới thành công, người môi giới đưa người ra nước ngoài sẽ thuộc trường hợp tăng nặng khung theo quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 119. Chế tài áp dụng trong trường hợp này là từ 5 năm đến 20 năm.

 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
252 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào