Các hành vi về dự trữ quốc gia nào bị cấm?
Các hành vi bị cấm về dự trữ quốc gia được quy định tại Điều 22 Luật dự trữ quốc gia 2012 như sau:
1. Tiết lộ bí mật nhà nước về dự trữ quốc gia.
2. Lợi dụng việc nhập, xuất, mua, bán, bảo quản, vận chuyển hàng dự trữ quốc gia, tự ý thay đổi giá mua, giá bán hàng dự trữ quốc gia để trục lợi.
3. Thiếu trách nhiệm hoặc cố ý làm trái các quy định về quản lý dự trữ quốc gia gây hư hỏng, mất mát, lãng phí tài sản thuộc dự trữ quốc gia.
4. Xâm phạm, phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật, hàng hóa dự trữ quốc gia.
5. Cản trở hoạt động dự trữ quốc gia.
6. Sử dụng hàng dự trữ quốc gia sai mục đích.
7. Nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia không đúng thẩm quyền, không đúng chủng loại, số lượng, chất lượng, địa điểm.
8. Can thiệp trái pháp luật trong hoạt động dự trữ quốc gia.
9. Thực hiện không đúng; các quy định của pháp luật về kế toán, thống kê trong hoạt động dự trữ quốc gia.
10. Thuê tổ chức, doanh nghiệp không đủ điều kiện bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về các hành vi bị cấm trong dự trữ quốc gia. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật dự trữ quốc gia 2012.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quên mật khẩu Cuộc thi tuổi trẻ học tập làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh năm 2024 2025 lấy lại như thế nào?
- Mẫu Đơn đề nghị xét đặc cách tốt nghiệp THPT 2025 mới nhất theo Thông tư 24?
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?