Các biện pháp chế tài khác áp dụng đố với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo hiệp định TRIPS
Các biện pháp chế tài khác áp dụng đố với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo hiệp định TRIPS được quy định cụ thể tại Điều 46 Hiệp định TRIPS về các khía cạnh liên quan tới thương mại của Quyền sở hữu trí tuệ, theo đó:
Để ngăn chặn một cách hữu hiệu các hành vi xâm phạm, các cơ quan xét xử phải có quyền ra lệnh, mà không có bồi thường dưới bất kỳ hình thức nào, buộc những hàng hoá xâm phạm do các cơ quan đó phát hiện phải bị xử lý bên ngoài các kênh thương mại theo cách thức tránh gây bất cứ thiệt hại nào cho chủ thể quyền, hoặc phải bị tiêu huỷ trừ khi việc tiêu huỷ trái với quy định của hiến pháp hiện hành. Các cơ quan xét xử cũng phải có quyền ra lệnh, mà không có bồi thường dưới bất kỳ hình thức nào, buộc các vật liệu và phương tiện đã được sử dụng chủ yếu để sản xuất hàng hoá xâm phạm phải bị xử lý bên ngoài các kênh thương mại theo cách thức nhằm giảm đến mức tối thiểu nguy cơ tiếp diễn hành vi xâm phạm. Khi xem xét các yêu cầu đó, phải chú ý đến sự cần thiết phải có tính tương xứng giữa các biện pháp chế tài và mức độ nghiêm trọng của hành vi xâm phạm, cũng như phải chú đến lợi ích của các bên thứ ba. Đối với hàng hoá mang nhãn hiệu hàng hoá giả mạo, trừ những trường hợp ngoại lệ, việc đơn thuần gỡ bỏ nhãn hiệu gắn trên hàng hoá một cách bất hợp pháp không đủ để cho phép hàng hoá đó được vào lưu thông trong các kênh thương mại.
Trên đây là tư vấn về các biện pháp chế tài khác áp dụng đố với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo hiệp định TRIPS. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Hiệp định TRIPS.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Bộ Đề thi Văn 9 học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Mẫu biên bản bàn giao dữ liệu đất đai áp dụng từ 10/1/2025?
- Cơ cấu giải Học sinh giỏi quốc gia 2024 - 2025 như thế nào?
- Không thực hiện cảnh báo về việc xả lũ hồ chứa thủy điện có bị phạt không?