Trẻ con sụp hố người đào bị phạt 40 triệu đồng
Những tai nạn thương tích cho trẻ nhỏ luôn được Nhà nước và các tổ chức xã hội kêu gọi có biện pháp can thiệp để phòng tránh. “Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân. Trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu” - Điều 5 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 đã quy định như thế.
Về chế tài cụ thể cho hành vi đào hố xây dựng công trường mà không có rào chắn, bảng cấm thì đã có quy định tại Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Điều 33 của nghị định này quy định “Phạt tiền 10-20 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không thông báo, đặt biển báo, rào chắn hoặc chỉ dẫn kịp thời những nơi nguy hiểm, độc hại, dễ cháy nổ, điện giật hoặc không an toàn về GTVT dẫn đến tai nạn, thương tích cho trẻ em...”. Đây là mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm.
Bên cạnh việc phạt tiền thì Nghị định 144/2013/NĐ-CP cũng buộc cá nhân, tổ chức vi phạm khắc phục hậu quả là phải thực hiện ngay các biện pháp để khắc phục tình trạng thiếu an toàn; chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em do hành vi vi phạm của họ gây ra. Bạn nên góp ý với đơn vị thi công để họ sớm khắc phục tình trạng này. Tôi mong không có trường hợp đau lòng nào xảy ra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?