Trách nhiệm quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi, thủy sản là gì?
Trách nhiệm quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi, thủy sản được quy định tại Điều 23 Nghị định 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản như sau:
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng chiến lược, định hướng, chính sách phát triển và sử dụng thức ăn chăn nuôi, thủy sản trên phạm vi cả nước.
b) Soạn thảo, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
c) Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
d) Quy định số lượng tối thiểu các chỉ tiêu phải công bố trong tiêu chuẩn công bố áp dụng.
đ) Quản lý công tác khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới.
e) Thu thập và quản lý các thông tin, tư liệu về thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
g) Ban hành danh mục các chất cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi, thủy sản và công bố các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam.
h) Ban hành danh mục kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng cho gia súc, gia cầm. Hướng dẫn việc sản xuất và sử dụng thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh nhằm mục đích phòng bệnh, trị bệnh cho gia súc, gia cầm.
i) Hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
k) Tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
l) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
m) Quản lý về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo quy định.
n) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào các hoạt động trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
o) Đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
a) Xây dựng kế hoạch phát triển và sử dụng thức ăn chăn nuôi, thủy sản tại địa phương.
b) Chỉ đạo hướng dẫn sử dụng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường.
c) Ban hành các chính sách khuyến khích và chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn nâng cao chất lượng và an toàn thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
d) Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn pháp luật, cung cấp thông tin về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và sử dụng thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
đ) Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản trên địa bàn.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 39/2017/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?