Chế độ kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu được quy định thế nào?
Chế độ kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu được quy định tại Điều 20 Nghị định 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản như sau:
1. Miễn kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu trong các trường hợp sau:
a) Thức ăn chăn nuôi, thủy sản tạm nhập tái xuất.
b) Thức ăn chăn nuôi, thủy sản quá cảnh, chuyển khẩu.
c) Thức ăn chăn nuôi, thủy sản gửi kho ngoại quan.
d) Thức ăn chăn nuôi, thủy sản là hàng mẫu tham gia các hội chợ, triển lãm.
đ) Thức ăn chăn nuôi, thủy sản là mẫu phân tích tại các phòng thử nghiệm.
e) Thức ăn chăn nuôi, thủy sản là mẫu để thử nghiệm, kiểm nghiệm, khảo nghiệm.
2. Miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn (không áp dụng chế độ này với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh)
a) Thực hiện kiểm tra hồ sơ, không kiểm tra cảm quan và không lấy mẫu để đánh giá sự phù hợp trong thời hạn 06 tháng.
b) Chế độ kiểm tra này áp dụng đối với lô hàng nhập khẩu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: Là thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu cùng loại do cùng cơ sở sản xuất, của cùng đơn vị nhập khẩu đã có giấy xác nhận chất lượng (theo Mẫu số 19 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) của 05 lô hàng nhập khẩu liên tiếp theo chế độ kiểm tra thông thường hoặc 03 lô hàng nhập khẩu liên tiếp theo chế độ kiểm tra giảm có thời hạn trong thời gian không quá 12 tháng trước đó.
c) Trong thời hạn được miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn, cơ quan kiểm tra nhà nước hoặc tổ chức chỉ định được giao nhiệm vụ giám sát hàng hóa theo chế độ miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn có thể tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên hàng hóa nhập khẩu theo chế độ kiểm tra thông thường hoặc kiểm tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm về chất lượng sản phẩm. Nếu phát hiện sản phẩm không đảm bảo chất lượng thì tiến hành các biện pháp xử lý như đối với những lô hàng vi phạm chất lượng và kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấm dứt ngay việc miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn tại thời điểm đó và chuyển sang chế độ kiểm tra chặt.
d) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu có thức ăn chăn nuôi, thủy sản đáp ứng các yêu cầu trên gửi hồ sơ về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hồ sơ bao gồm:
Đơn đề nghị miễn kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có thời hạn (theo Mẫu số 20 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);
Giấy xác nhận chất lượng của 05 lô hàng liên tiếp đạt yêu cầu theo chế độ kiểm tra thông thường hoặc giấy xác nhận chất lượng của 03 lô hàng liên tiếp đạt yêu cầu theo chế độ kiểm tra giảm có thời hạn (bản sao chụp có xác nhận của đơn vị nhập khẩu).
Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản trả lời tổ chức, cá nhân nhập khẩu về việc được miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn (theo Mẫu số 21 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trong trường hợp không được áp dụng chế độ miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu có trách nhiệm gửi bản sao chứng thực văn bản áp dụng chế độ miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn đến tổ chức được chỉ định để xác nhận việc miễn kiểm tra vào giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng cho từng lô hàng nhập khẩu (theo Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) làm điều kiện để thông quan hàng hóa.
3. Kiểm tra giảm có thời hạn (không áp dụng chế độ này với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh)
a) Hình thức kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ và kiểm tra cảm quan để đánh giá sự phù hợp của hàng hóa về các thông tin trong hồ sơ so với ghi trên nhãn hoặc tài liệu kỹ thuật kèm theo; độ nguyên vẹn, dạng, màu sắc của hàng hóa. Thời hạn áp dụng kiểm tra giảm là 12 tháng. Chỉ lấy mẫu kiểm tra chất lượng hàng hóa đối với chế độ kiểm tra này trong trường hợp phát hiện thấy hàng hóa không phù hợp với hồ sơ, có dấu hiệu mất an toàn và không đảm bảo chất lượng như mốc ẩm ướt, bao bì không còn nguyên vẹn, dạng, màu sắc khác với mô tả, có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng, an toàn của sản phẩm hoặc là lấy mẫu kiểm tra ngẫu nhiên theo yêu cầu của quy trình giám sát chất lượng hàng hóa. Nếu phát hiện sản phẩm không đảm bảo chất lượng thì tiến hành các biện pháp xử lý như đối với những lô hàng vi phạm chất lượng và kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấm dứt ngay việc kiểm tra giảm có thời hạn tại thời điểm đó và chuyển sang chế độ kiểm tra chặt.
b) Chế độ kiểm tra này áp dụng đối với lô hàng nhập khẩu đáp ứng một trong các điều kiện sau:
Là thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu cùng loại do cùng cơ sở sản xuất, của cùng đơn vị nhập khẩu đã có giấy xác nhận chất lượng (theo Mẫu số 19 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) của 03 lô hàng nhập khẩu liên tiếp theo chế độ kiểm tra thông thường trong thời gian không quá 12 tháng trước đó;
Đã được xác nhận đạt yêu cầu chất lượng và an toàn của tổ chức có thẩm quyền của nước đã thừa nhận lẫn nhau với Việt Nam trong hoạt động kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản; hoặc của phòng thử nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá và thừa nhận.
c) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu có thức ăn chăn nuôi, thủy sản đáp ứng các yêu cầu kiểm tra giảm có thời hạn lập 01 bộ hồ sơ gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc, hồ sơ bao gồm:
Đơn đề nghị được áp dụng chế độ kiểm tra giảm có thời hạn (theo Mẫu số 20 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);
Giấy xác nhận chất lượng của 03 lô hàng liên tiếp đạt yêu cầu theo chế độ kiểm tra thông thường (bản sao chụp có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu) hoặc giấy xác nhận đạt yêu cầu chất lượng và an toàn của tổ chức có thẩm quyền của nước đã thừa nhận lẫn nhau với Việt Nam trong hoạt động kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản hoặc của phòng thử nghiệm nước ngoài được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thừa nhận (bản chính hoặc bản sao chứng thực);
Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản trả lời tổ chức, cá nhân nhập khẩu về việc được áp dụng chế độ kiểm tra giảm có thời hạn (theo Mẫu số 21 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) và đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trong trường hợp không được áp dụng chế độ kiểm tra giảm có thời hạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu có trách nhiệm gửi bản sao chứng thực văn bản áp dụng chế độ kiểm tra giảm có thời hạn đến tổ chức được chỉ định để tiến hành kiểm tra theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
4. Kiểm tra thông thường
a) Hình thức kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ, kiểm tra cảm quan và lấy mẫu đại diện để phân tích tối thiểu 01 chỉ tiêu an toàn và 01 chỉ tiêu chất lượng trong tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, đảm bảo cho việc đánh giá được độ an toàn và chất lượng của sản phẩm kiểm tra. Riêng đối với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh bắt buộc phải kiểm tra tất cả các loại kháng sinh có trong sản phẩm.
Cơ quan kiểm tra, tổ chức được chỉ định xác định chỉ tiêu cụ thể và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra, đánh giá chất lượng, an toàn của thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
b) Chế độ kiểm tra này áp dụng đối với các lô hàng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu không thuộc quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5 Điều này.
5. Kiểm tra chặt
a) Hình thức kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ, kiểm tra cảm quan và lấy mẫu tất cả các lô sản xuất để phân tích tối thiểu 50% các chỉ tiêu an toàn được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và tối thiểu 50% các chỉ tiêu chất lượng trong tiêu chuẩn công bố áp dụng và các chỉ tiêu khác (nếu có) theo yêu cầu bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chế độ kiểm tra chặt được áp dụng liên tục trong 03 lần nhập khẩu.
b) Chế độ kiểm tra này áp dụng đối với các lô hàng nhập khẩu thuộc các trường hợp sau:
Lần nhập khẩu trước đó không đạt yêu cầu về chất lượng và an toàn theo quy định;
Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguy cơ cao về an toàn thực phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc có xuất xứ từ những nơi đang có những nguy cơ cao gây mất an toàn đối với con người, vật nuôi và môi trường do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cảnh báo;
Có văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu kiểm tra chặt khi phát hiện sản phẩm lưu thông trên thị trường có kết quả kiểm tra không đạt chất lượng theo yêu cầu hoặc có văn bản cảnh báo về các yếu tố không an toàn đối với con người, vật nuôi, môi trường của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về chế độ kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 39/2017/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?