Hai tội với người giăng điện chống kẻ trộm

Giăng dây điện chống trộm rồi rời nhà (có khóa cửa), kẻ gian lẻn vào bị giật chết thì chủ nhà có bị liên quan không? Nếu có thì phạm tội gì? Mức phạt cao nhất bao nhiêu năm tù?
Bạn có quyền sử dụng nhiều thiết bị, cách thức, phương pháp khác nhau để bảo vệ tài sản. Tuy nhiên, việc mắc điện xung quanh hoặc mắc trực tiếp vào tài sản cần bảo vệ lại không được pháp luật cho phép.

Theo Điều 169 Bộ luật Dân sự, quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác được pháp luật công nhận và bảo vệ. Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu; truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật.

Người chủ có quyền sử dụng nhiều thiết bị, cách thức, phương pháp khác nhau để bảo vệ tài sản. Tuy nhiên, việc mắc điện xung quanh hoặc mắc trực tiếp vào tài sản cần bảo vệ lại không được pháp luật cho phép. Nếu gây thiệt hại đến tính mạng của người khác thì chủ tài sản bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Giết người được quy định tại Điều 93 Bộ luật Hình sự.

Pháp luật nghiêm cấm hành vi mắc điện vào tài sản cần bảo vệ vì cách làm này gây nguy hiểm đến tính mạng người khác và bản thân người phạm tội nhận thức rõ sự nguy hiểm đó. Người phạm tội cũng nhận thức rõ hậu quả có thể xảy ra với bất kỳ ai nếu chạm phải dòng điện chứ không chỉ với kẻ trộm. Trường hợp ai đó hoặc kẻ trộm chạm phải dòng điện nhưng may mắn không chết là nằm ngoài ý thức chủ quan của người vi phạm.

Để việc xét xử được thống nhất, TAND Tối cao hướng dẫn với trường hợp sử dụng điện trái phép để chống trộm mà làm chết người thì người phạm tội phải bị xét xử về tội Giết người.

Với trường hợp sử dụng điện trái phép để diệt chuột, chống súc vật phá hoại mùa màng thì cần phân biệt như sau:

- Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi có nhiều người qua lại (cho dù có làm biển báo hiệu), biết việc mắc điện trong trường hợp này là nguy hiểm đến tính mạng con người, nhưng cứ mắc hoặc có thái độ bỏ mặc cho hậu quả xảy ra và thực tế là có người bị điện giật chết, thì người phạm tội bị xét xử về tội Giết người.

- Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi họ tin rằng không có người qua lại, có sự canh gác cẩn thận, có biển báo nguy hiểm và tin rằng hậu quả chết người không thể xảy ra..., nhưng hậu quả có người bị điện giật chết, thì người phạm tội bị xét xử về tội Vô ý làm chết người.

Như vậy, với các quy định trên thì nếu chủ tài sản sử dụng điện trái phép để bảo vệ tài sản (trong đó có việc sử dụng điện để chống trộm) bất luận thuộc trường hợp nào mà làm chết người thì đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tội danh và hình phạt phụ thuộc vào ý thức, động cơ của người phạm tội cũng như mức độ hậu quả đã gây ra.

 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
196 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào