Chiếu phim đồi trụy cho trẻ em xem, bị xử lý gì?
Lợi ích của công nghệ thông tin là lớn nhưng nó cũng gây ra nhiều hệ lụy khó lường. Một người chỉ cần chiếc điện thoại thông minh kết nối mạng Internet là có thể tiếp cận các loại văn hóa phẩm mang tính chất đồi trụy một cách dễ dàng. Thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ án hiếp dâm trẻ em có lẽ cũng không nằm ngoài mặt trái của công nghệ.
Khoản 5 Điều 7 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 quy định nghiêm cấm hành vi lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc trẻ em mua, bán, sử dụng văn hóa phẩm kích động bạo lực, đồi trụy…
Điều 53 Luật Điện ảnh 2006 quy định: “Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động điện ảnh thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.
Theo Điều 253 Bộ luật Hình sự 1999, chủ quán hoặc người quản lý chiếu phim có tính chất đồi trụy có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Nếu phạm tội đối với người chưa thành niên thì bị phạt tù từ ba năm đến 10 năm. Khung hình phạt cao nhất của tội này đến 15 năm.
Nếu người nào có hành vi chiếu phim đã có quyết định thu hồi, tịch thu, cấm phổ biến, tiêu hủy hoặc có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực, đồi trụy mà chưa đến mức bị xử lý hình sự thì sẽ bị phạt từ 10 triệu đến 15 triệu đồng (quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?