Dọa trẻ em hoảng sợ sẽ bị phạt
Người lớn có hành vi dọa trẻ em hoảng sợ là không thể chấp nhận được bởi trẻ em rất non nớt, không biết cách thoát ra khỏi nỗi ám ảnh. Tuy nhiên, cũng có những người lớn chỉ có ý dọa trẻ con cho vui thôi. Vì thế bạn cần nói chuyện, phân tích tâm lý trẻ cho người hàng xóm nghe để nhắc nhở họ chấm dứt ngay hành vi này, vì đây là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt.
Điều 14 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 quy định: “Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự”. Khoản 15 Điều 6 Luật Trẻ em 2016 (có hiệu lực từ ngày 1-6-2017, thay thế Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em) cũng nghiêm cấm các hành vi “từ chối, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời việc hỗ trợ, can thiệp, điều trị trẻ em có nguy cơ hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm, bị tổn hại thân thể, danh dự, nhân phẩm”.
Điểm đ khoản 2 Điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định: Người nào có hành vi “thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương tinh thần” sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng. Người có thẩm quyền xử phạt trong trường hợp này là chủ tịch UBND cấp xã (có thẩm quyền phạt với hành vi vi phạm đến 5 triệu đồng) hoặc chủ tịch UBND cấp huyện (có thẩm quyền phạt tiền đến 25 triệu đồng).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?