Thức ăn chăn nuôi, thủy sản là gì?
Thức ăn chăn nuôi, thủy sản được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản như sau:
Thức ăn chăn nuôi, thủy sản là những sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống (hoặc bổ sung vào môi trường nuôi đối với thức ăn thủy sản) ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản, bao gồm thức ăn dinh dưỡng và thức ăn chức năng ở các dạng: Nguyên liệu, thức ăn đơn; thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh; thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung, phụ gia thức ăn và các sản phẩm bổ sung vào môi trường nuôi (đối với thức ăn thủy sản) nhằm tạo thức ăn tự nhiên, ổn định môi trường nuôi, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn.
a) Thức ăn chăn nuôi, thủy sản thương mại là các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản được sản xuất nhằm mục đích trao đổi, mua bán trên thị trường.
b) Thức ăn chăn nuôi, thủy sản sản xuất để tiêu thụ nội bộ là các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản do các cơ sở hoặc cá nhân tự phối trộn dùng cho nhu cầu chăn nuôi của nội bộ cơ sở, không trao đổi và mua bán trên thị trường.
c) Thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo tập quán là các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến đã được người chăn nuôi sử dụng từ trước đến nay như: Thóc, gạo, cám, ngô, khoai, sắn, bã rượu, bã bia, bã sắn, bã dứa, rỉ mật đường, rơm, cỏ, tôm, cua, cá và các loại khác.
d) Thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới là thức ăn lần đầu tiên được nhập khẩu, sản xuất tại Việt Nam có chứa hoạt chất mới chưa qua khảo nghiệm ở Việt Nam.
đ) Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp của nhiều nguyên liệu thức ăn được phối chế theo công thức nhằm đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng để duy trì sự sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất.
e) Thức ăn đậm đặc là hỗn hợp các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn nhu cầu vật nuôi và dùng để pha trộn với các nguyên liệu khác tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.
g) Thức ăn bổ sung là thức ăn đơn hoặc hỗn hợp của nhiều nguyên liệu cho thêm vào khẩu phần ăn hoặc bổ sung vào môi trường nuôi (đối với thức ăn thủy sản) để cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể vật nuôi.
h) Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản hoặc thức ăn đơn là thức ăn dùng để cung cấp một hoặc nhiều chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cho vật nuôi.
i) Phụ gia thức ăn chăn nuôi, thủy sản là chất có hoặc không có giá trị dinh dưỡng được bổ sung vào thức ăn chăn nuôi, thủy sản trong quá trình chế biến, xử lý hoặc bổ sung vào môi trường trong quá trình nuôi (đối với thức ăn thủy sản) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hoặc duy trì, cải thiện đặc tính nào đó của thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
k) Chất mang là chất vật nuôi ăn được dùng để trộn với hoạt chất trong premix nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi.
l) Premix kháng sinh là hỗn hợp gồm không quá 02 loại kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm nhằm mục đích kích thích sinh trưởng với tổng hàm lượng kháng sinh không lớn hơn 20%.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 39/2017/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kỹ thuật y làm việc tại các bệnh viện công lập thì có phải thực hành khám chữa bệnh hay không?
- Bị cho nghỉ cuối năm vì khó khăn kinh tế, NLĐ có được hưởng trợ cấp mất việc không?
- Lịch Âm năm 2025 - Lịch Vạn Niên năm 2025: Chi tiết cả năm và các ngày đáng chú ý? Còn mấy ngày Thứ 2 nữa đến Tết Âm lịch 2025?
- Lịch nghỉ Tết dương lịch 2025 của một số đơn vị vận chuyển?
- Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có niên hạn sử dụng bao nhiêu năm?