Mũ chữa cháy của lực lượng phòng cháy và chữa cháy được quy định thế nào?
Mũ chữa cháy của lực lượng phòng cháy và chữa cháy được quy định tại Điều 6 Thông tư 48/2015/TT-BCA Quy định về trang phục chữa cháy của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành như sau:
1. Kiểu dáng: Theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cấu tạo, chất liệu: Thân mũ làm bằng nhựa ABS tổng hợp, có kích thước 296x237x183 mm, bề dày ³ 04 mm, chịu va đập; phía trên đỉnh mũ có lớp vỏ xương sống vuông chạy từ trước ra sau, hai bên thân mũ có cấu tạo lồi ra để bảo vệ tai. Phía trước mũ có kính bảo vệ bằng nhựa Polycarbonate (PC) không màu, bề dày 02 mm, giúp cản bụi, gió, hơi nóng khi chữa cháy. Bên trong thân mủ có lớp xốp bảo vệ bằng chất polystyren dày ³ 20 mm để làm giảm lực va chạm; lớp lót bằng sợi poly dày 02 mm; quai đeo và khóa làm bằng sợi tổng hợp và nhựa Acetic có sức chịu tải, giúp giữ cố định mũ vào đầu khi di chuyển; có thiết bị tăng giảm cỡ đầu để tăng giảm chu vi vòng đầu khi sử dụng.
3. Màu sắc: Đỏ.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về mũ chữa cháy của lực lượng phòng cháy và chữa cháy. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 48/2015/TT-BCA.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bài phát biểu của thầy thuốc nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2 hay nhất năm 2025?
- Thời hạn lưu trữ thông tin căn cước điện tử trong hệ thống định danh là bao lâu?
- Quy trình bảo trì công trình xây dựng sẽ do đơn vị nào phê duyệt?
- Cách tra cứu chứng từ khấu trừ thuế TNCN đơn giản nhất năm 2025?
- 03 cách tra cứu chứng chỉ hành nghề dược online mới nhất năm 2025?