Trường hợp nào bắt buộc phải bật xi-nhan?
Khoản 1 Điều 15 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:
Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
Những trường hợp phải bật đèn xi-nhan gồm: chuyển làn; rẽ phải, rẽ trái, quay đầu; vượt xe khác; cho xe chuyển bánh từ vị trí đỗ, hoặc chạy vào sát vỉa hè để dừng, đỗ xe.
Khi đi theo đường cong, người điều khiển phương tiện giao thông cua theo đường cong (không phải ngã rẽ, chuyển hướng, chuyển làn) thì vẫn xem là đang đi trên một đoạn đường thẳng, theo một hướng, không hề gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông phía sau hoặc chiều ngược lại thì không bắt buộc bật đèn tín hiệu.
Ngoài ra, trong quá trình tham gia giao thông, một số trường hợp khác người điều khiển nên bật đèn xi-nhan để đảm bảo an toàn cho bản thân và giúp việc lưu thông trên đường thuận tiện hơn. Những trường hợp đó cụ thể như sau:
Khi đi qua vòng xuyến: Về cơ bản theo nguyên tắc “vào trái, ra phải” nghĩa là khi vào vòng xuyến thì xi-nhan trái, khi ra khỏi thì xi-nhan phải.
Khi lùi theo đường cong, ví dụ như lùi vào ngõ: phải bật tín hiệu như khi tiến vì lúc đó muốn chuyển hướng xe.
Đi qua ngã 3 chữ Y: Nếu có biển báo ngã rẽ thì bật đèn tín hiệu như bình thường, Nếu không có biển báo mà đi thẳng theo nhánh bên phải (từ chân chữ Y lên) thì không cần xi-nhan
Bên cạnh đó, hiện nay, luật chưa quy định khoảng cách bắt buộc phải bật đèn xi-nhan trước khi cho xe chuyển hướng. Nhưng bật xi-nhan sớm quá hoặc tắt muộn quá cũng đều không nên, vì sẽ gây khó hiểu cho xe khác xung quanh.
Vì vậy để bảo đảm an toàn, nếu giảm tốc độ khi vào chỗ rẽ, nên bật xi nhan trước khoảng 25-30 mét, và sau khi rẽ xong, cũng duy trì thêm 5-10 mét ở vị trí thẳng lái rồi mới tắt xi-nhan.
Các lỗi liên quan đến đèn xi nhan sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, gồm:
Đối với người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô
- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước;
- Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc.
Đối với người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy
- Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước;
- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức).
Trên đây là các trường hợp bắt buộc phải bật đèn xi - nhan. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật giao thông đường bộ 2008.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?