Nguyên tắc hoạt động của các Tổ Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản
Nguyên tắc hoạt động của các Tổ Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản được quy định tại Điều 5 Thông tư 01/2015/TT-CA quy định về Quy chế làm việc của các Tổ Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành như sau:
1. Tổ Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản xem xét, thảo luận tập thể và quyết định theo đa số đối với những loại việc quy định tại khoản 1 Điều 7 của Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Tổ Thẩm phán giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản xem xét, thảo luận tập thể và quyết định theo đa số đối với những loại việc quy định tại khoản 1 Điều 13 của Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Tổ Thẩm phán giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản xem xét, thảo luận tập thể và quyết định theo đa số đối với những loại việc quy định tại khoản 1 Điều 17 của Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
4. Tổ trưởng Tổ Thẩm phán thay mặt Tổ Thẩm phán điều hành, phụ trách chung hoạt động của Tổ Thẩm phán. Tổ trưởng Tổ Thẩm phán báo cáo Tổ thẩm phán và chịu trách nhiệm trước Tổ thẩm phán, trước pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ thẩm phán Tổ trưởng Tổ thẩm phán ký thay mặt Tổ thẩm phán và đóng dấu Tòa án.
5. Thành viên Tổ Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công của Tổ trưởng Tổ thẩm phán. Thành viên Tổ thẩm phán báo cáo và chịu trách nhiệm trước Tổ Thẩm phán, Tổ trưởng Tổ Thẩm phán và trước pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, thành viên Tổ Thẩm phán ký thay Tổ trưởng Tổ Thẩm phán và đóng dấu Tòa án.
6. Các thành viên Tổ Thẩm phán có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ vụ việc phá sản và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác của Thẩm phán, Tổ Thẩm phán theo quy định của pháp luật phá sản.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nguyên tắc hoạt động của các Tổ Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 01/2015/TT-CA.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?