Trường hợp phải giải thể quỹ mở
Trường hợp phải giải thể quỹ mở được quy định tại Khoản 1 Điều 33 Thông tư 183/2011/TT-BTC hướng dẫn việc thành lập và quản lý Quỹ mở do Bộ Tài chính ban hành như sau:
Việc thanh lý, giải thể quỹ được tiến hành trong các trường hợp sau đây:
a) Công ty quản lý quỹ bị giải thể, phá sản, hoặc bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động mà ban đại diện quỹ không xác lập được công ty quản lý quỹ thay thế trong thời hạn hai (02) tháng, kể từ ngày phát sinh sự kiện;
b) Ngân hàng giám sát bị giải thể, phá sản, đơn phương chấm dứt hợp đồng giám sát hoặc bị công ty quản lý quỹ chấm dứt hợp đồng giám sát; hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán bị thu hồi mà công ty quản lý quỹ không xác lập được ngân hàng giám sát thay thế trong thời hạn hai (02) tháng, kể từ ngày phát sinh sự kiện;
c) Quỹ kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong điều lệ quỹ và trong giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ mà không được gia hạn (đối với quỹ có thời hạn hoạt động);
d) Giải thể quỹ theo quyết định của đại hội nhà đầu tư;
e) Giá trị tài sản ròng của quỹ xuống dưới mười (10) tỷ đồng liên tục trong sáu (6) tháng;
f) Các trường hợp khác theo quy định của điều lệ quỹ.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trường hợp phải giải thể quỹ mở. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 183/2011/TT-BTC để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?