Có được cùng đứng tên trên sổ tiết kiệm?
Theo Quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành theo Quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư 04/2011/TT-NHNN), chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm là người đứng tên trên thẻ tiết kiệm (sổ tiết kiệm), đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm là 2 cá nhân trở lên cùng đứng tên trên thẻ tiết kiệm (khoản 3, khoản 4 Điều 6 Quy chế về tiền gửi tiết kiệm). Do đó, trên sổ tiết kiệm có thể do một người đứng tên chủ sở hữu hoặc nhiều người cùng đứng tên đồng sở hữu.
Đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm
Theo Điều 10 Quy chế về tiền gửi tiết kiệm, thủ tục nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm trong trường hợp đồng chủ sở hữu tiền gửi phải phù hợp với các văn bản pháp luật có liên quan.
Việc rút tiền tiết kiệm trong trường hợp đồng sở hữu sẽ do ngân hàng nhận tiền gửi tiết kiệm quy định cụ thể. Tuy vậy, theo quy định chung của pháp luật dân sự về đồng sở hữu cùng quy định chung của nhiều ngân hàng, trường hợp đồng sở hữu tiền gửi tiết kiệm thì việc rút tiền phải do các đồng sở hữu cùng thực hiện.
Trường hợp đồng sở hữu không thể có mặt để cùng thực hiện thủ tục rút tiền thì phải làm văn bản ủy quyền hợp pháp, hợp lệ cho đồng sở hữu còn lại hoặc người khác thực hiện thủ tục rút tiền.
Trường hợp cá biệt, nhiều người cùng góp tiền vào một tài khoản tiết kiệm và sổ tiết kiệm chỉ do một người đứng tên (nhiều người cùng góp tiền cho một người để người này làm thủ tục với ngân hàng và đứng tên trên sổ tiết kiệm) thì về mặt pháp lý, chỉ có người đứng tên trên sổ tiết kiệm được công nhận là chủ sở hữu của tiền gửi tiết kiệm và chỉ người đó (hoặc người khác do người này ủy quyền hợp pháp, hợp lệ) mới được quyền giao dịch với ngân hàng và thực hiện các thủ tục rút tiền gửi tiết kiệm.
Việc phân chia tiền gửi, tiền lãi sẽ do người đó và những người góp tiền còn lại tự giải quyết theo các thỏa thuận giữa họ và ngân hàng không chịu trách nhiệm liên quan.
Việc cùng nhau góp tiền, gửi tiền tiết kiệm nhưng không cùng đứng tên đồng sở hữu sẽ rất rủi ro với những người không đứng tên trên sổ tiết kiệm và có tiềm ẩn nguy cơ tranh chấp cao nên cần hạn chế hình thức này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tỉnh Nam Định có bao nhiêu thành phố và huyện? Tỉnh Nam Định giáp tỉnh nào?
- Theo Luật An ninh mạng 2018, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại đâu?
- Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Công chứng mới nhất?
- Đối tượng nào được học trung cấp lý luận chính trị? Không có bằng cấp 3 có được học trung cấp lý luận chính trị không?