Quyền bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa theo Hiệp định TRIPS bị đình chỉ hiệu lực trong trường hợp nào?
Trường hợp đình chỉ hiệu lực đối với quyền bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa theo Hiệp định TRIPS được quy định cụ thể tại Điều 19 Hiệp định TRIPS về các khía cạnh liên quan tới thương mại của Quyền sở hữu trí tuệ, theo đó:
Nếu việc sử dụng là điều kiện để duy trì hiệu lực đăng ký thì đăng ký chỉ có thể bị đình chỉ hiệu lực sau một thời gian liên tục, ít nhất là 3 năm, không sử dụng, và chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá không nêu được những lý do chính đáng cản trở việc sử dụng. Những điều kiện khách quan gây trở ngại cho việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, như việc hạn chế nhập khẩu hoặc các yêu cầu khác của Chính phủ đối với hàng hoá hoặc dịch vụ được bảo hộ thông qua nhãn hiệu hàng hoá đó, phải được coi là lý do chính đáng đối với việc không sử dụng.
Trên đây là tư vấn về trường hợp đình chỉ hiệu lực đối với quyền bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa theo Hiệp định TRIPS. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Hiệp định TRIPS.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tin giả là gì? Chia sẻ thông tin giả lên mạng xã hội gây ảnh hưởng uy tín của tổ chức bị phạt bao nhiêu tiền?
- Mẫu chứng từ điều chỉnh thông tin ghi sổ kế toán thuế nội địa theo Thông tư 111?
- Điều kiện cấp giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng như thế nào?
- Cá nhân có quyền cho thuê lại đất khi được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm không?
- Các biện pháp tránh thai phù hợp với trẻ vị thành niên, thanh niên và một số điểm cần lưu ý?