Trình bày bố cục của văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội

Trình bày bố cục của văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội được quy định thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi có một thắc mắc mong được ban biên tập giúp đỡ. Trình bày bố cục của văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! Ngọc Huyền (huyen****@gmail.com)

Trình bày bố cục của văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước được quy định tại Điều 17 Nghị quyết 351/2017/UBTVQH14 quy định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước như sau:

1. Việc sắp xếp các quy định về cùng một vấn đề trong phần, chương, mục, tiểu mục phải bảo đảm nguyên tắc sau đây:

a) Quy định chung được trình bày trước quy định cụ thể;

b) Quy định về nội dung được trình bày trước quy định về thủ tục;

c) Quy định về quyền và nghĩa vụ được trình bày trước quy định về chế tài;

d) Quy định phổ biến được trình bày trước quy định đặc thù;

đ) Quy định chung được trình bày trước quy định ngoại lệ.

2. Việc trình bày bố cục của văn bản phải bảo đảm nguyên tắc sau đây:

a) Phần là bố cục lớn nhất được trình bày trong văn bản; nội dung của các phần trong văn bản phải độc lập với nhau;

b) Chương là bố cục lớn thứ hai được trình bày trong văn bản hoặc trong phần của văn bản; các chương trong văn bản phải có nội dung tương đối độc lập, có tính hệ thống và lô-gích với nhau;

c) Mục là bố cục lớn thứ ba được trình bày trong chương của văn bản; việc phân chia các mục theo nội dung tương đối độc lập, có tính hệ thống và lô- gích với nhau;

d) Tiểu mục là bố cục lớn thứ tư được trình bày trong mục của văn bản; việc phân chia các tiểu mục theo nội dung tương đối độc lập, có tính hệ thống và lô-gích với nhau;

đ) Điều là bố cục cơ bản của văn bản. Nội dung của điều phải thể hiện đầy đủ, trọn ý và trọn câu, đúng ngữ pháp; trong điều có thể có khoản, điểm;

e) Khoản được trình bày trong điều khi nội dung của điều có các ý tương đối độc lập với nhau. Nội dung mỗi khoản phải được thể hiện đầy đủ một ý;

g) Điểm được trình bày trong khoản khi nội dung của khoản có nhiều ý tương đối độc lập với nhau. Nội dung mỗi điểm phải được thể hiện đầy đủ một ý.

Trên đây là quy định về Trình bày bố cục của văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị quyết 351/2017/UBTVQH14.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
193 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào